Ra mắt hai tác phẩm kinh điển của Kahlil Gibran

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Gibran là thi sĩ có số lượng độc giả đông vào hàng thứ ba, chỉ sau Shakespeare và Lão Tử. Danh tiếng và ảnh hưởng của ông vượt qua thế giới Ả Rập. Về mặt triết học, ông được xem như một triết gia đại chúng và là điểm hội tụ của tư tưởng Đông – Tây. Ký họa và tranh màu của Gibran được triển lãm ở nhiều nơi trên thế giới.
Ra mắt hai tác phẩm kinh điển của Kahlil Gibran

Ngôn sứ - Cuốn sách 'gối đầu giường' của nhiều thế hệ

Kahlil Gibran (1883-1931) là một nghệ sĩ, nhà thơ và nhà văn Liban. Ngôn sứ (1923) là tác phẩm nổi tiếng nhất của Gibran, đại diện cho triết lý tư tưởng, nhân sinh quan và thế giới quan. Đây là cuốn sách “gối đầu giường” của nhiều người, và đồng thời cũng là lý do chính giúp ông trở thành một trong ba tác giả có tác phẩm bán chạy nhất trong thơ ca thế giới. Cho đến nay, tác phẩm đã được dịch ra hơn 40 thứ tiếng, tái bản gần 200 lần, với hơn 100 triệu bản in.

Tại sao độc giả trên toàn thế giới lại không ngừng yêu thích Ngôn sứ trong gần 1 thế kỷ qua? Có lẽ bởi vì trong tất cả chúng ta, từ bản thân mỗi người và trong cuộc hiệp quần với tha nhân đều phát sinh các vấn đề và ai cũng mong mỏi tìm ra những cách giải quyết tối ưu. Và tác phẩm này đã lần lượt giải quyết các vấn đề đó và đề xuất những “giải pháp” bằng cách biểu đạt thi ca nhuốm đầy tình người ấm áp và hương vị triết lý.

Như trong phần mở đầu Ngôn sứ, dịch giả Nguyễn Ước viết rằng: Giữa trần gian, con người chẳng thể sống một mình; từ bản thân mỗi người và trong hiệp quần với tha nhân phát sinh các vấn đề, và chỉ có thể giải quyết đích thực chúng bằng cách sống nhân ái với trọn vẹn thể xác cùng tâm hồn chân chính của mình. Và Almustafa, ngôn sứ hóa thân của Kahlil Gibran trong The Prophet đã phát biểu về các vấn đề đó, theo chiều hướng đó, bằng hai mươi sáu bài thơ văn xuôi nhuốm đầy tình người ấm áp và hương vị triết lý.

Ra mắt hai tác phẩm kinh điển của Kahlil Gibran ảnh 1

Cuốn sách bao gồm 26 bài giảng về các chủ đề: hôn nhân, con cái, cái đẹp, cái thiện, cái ác... của vị “ngôn sứ” trong khi ông chờ đợi để ra khơi về cố hương sau khi trải qua hàng chục năm lưu vong. Bối cảnh của Ngôn sứ là buổi chiều chia tay của Almustafa với dân thành Orphalese, những người chung sống trong yêu thương ông suốt mười hai năm. Trước khi lên đường trở về hòn đảo sinh thành, vị ngôn sứ ấy trả lời mọi câu hỏi được những kẻ đưa tiễn đặt ra cho ông. Chúng liên quan tới các chủ đề tình yêu và cái chết, lao động và khoái lạc, tự do và của cải, hôn nhân và tình bằng hữu, tôn giáo và lề luật... Và vì mọi đường lối giải quyết đều bắt đầu từ bên trong mỗi người nên Almustafa nói tới đời sống nội tâm, các cảm xúc và các niềm tin của con người sống trên đời, giữa đất trời và với Thượng đế. Tác phẩm này là một kết hợp tuyệt vời của thi ca và truyền thuyết thần bí, đã được đại chúng đón nhận không ngờ.

Theo Gibran, toàn bộ cuốn Ngôn sứ chỉ nói tới một điều duy nhất: Bạn lớn lao, cao cả hơn bạn biết – và Mọi sự đều tốt lành (You are far far greater than you know – and All is well). Dĩ nhiên mọi sự đều tốt lành, kể cả những yếu đuối và xui rủi của con người nếu mỗi người ứng xử trên nền tảng yêu thương trong mối quan hệ của con người với thiên nhiên và Thượng đế; và tình yêu ấy được Almustafa dùng làm yếu tố cốt lõi cho mọi lời giảng của ông. Trong Ngôn sứ, tình yêu là chân lý, thiện hảo và cái đẹp; tình yêu làm thăng hoa con người và tình yêu là chiếc bóng của Thượng đế trong mỗi người. – Dịch giả Nguyễn Ước

Ngôn sứ theo nhận định của Gibran, không hẳn là tác phẩm văn học mà đúng hơn, là thông điệp tâm linh và nhân bản ông trao cho con người giữa cuộc đời. Thai nghén Ngôn sứ từ thuở còn là sinh viên ở Liban, Gibran mang hoài bão ấy đi theo ông suốt đời. Ông phác thảo nhiều lần bằng tiếng Ả Rập, và cuối cùng viết ra bằng tiếng Anh. Từ nhan đề dự tính ban đầu là Counsels (Lời khuyên), sau hơn mười năm trau chuốt để “mỗi chữ là một chọn lựa tốt nhất”, nó trở thành The Prophet, hoàn tất năm 1921 và được xuất bản tại Mỹ năm 1923.

Thiên tự truyện đặc sắc

Theo truyền thuyết Á Đông, uyên ương là đôi chim yêu thương nhau thắm thiết, bay đi nơi đâu hay đậu lại chỗ nào cũng phải liền cánh. Khi một trong đôi uyên ương lìa đời, con còn lại cất tiếng kêu thương quạnh quẽ đến mỏi mòn nhỏ hết máu tim mình. Sự tích này đã được đưa dẫn vào cuốn sách Uyên ương gãy cánh (The Broken Wings) của Kahlil Gibran – tác giả được xếp cùng với Shakespeare, Lão Tử trong nhóm ba nhà thơ có sách bán chạy nhất mọi thời đại.

Tác giả của Uyên ương gãy cánh – Kahlil Gibran – là một thi sĩ, họa sĩ, hiền giả người gốc Liban (Lebanon), một xứ sở nằm bên bờ Địa Trung Hải, trên phía bắc Israel, cạnh Thổ Nhĩ Kỳ và Syria. Ông là tác giả được đại chúng đọc nhiều nhất và được thảo luận rộng rãi nhất trong thế kỷ 20. Theo thống kê của giới xuất bản sách, Gibran là thi sĩ có số lượng độc giả đông vào hàng thứ ba, chỉ sau Shakespeare và Lão Tử. Danh tiếng và ảnh hưởng của ông vượt qua thế giới Ả Rập. Về mặt triết học, ông được xem như một triết gia đại chúng và là điểm hội tụ của tư tưởng Đông – Tây. Ký họa và tranh màu của Gibran được triển lãm ở nhiều nơi trên thế giới.

Uyên ương gãy cánh như một khúc hoan ca rạo rực của một tâm hồn mới bắt gặp tình yêu và rồi trở thành tiếng thảm thiết tiếc nuối của một linh hồn vừa đánh mất người yêu, nghe như âm thanh thê lương của loài chim trong đôi bạn trống mái uyên ương khi con chim kia bỗng dưng gãy cánh.

Cuốn sách được xem là tiểu thuyết mang tính tự truyện duy nhất của tác giả Kahlil Gibran, cho thấy cơn thức tỉnh ngây ngất của tuổi xuân, những thị kiến buốt nhói trên con đường thành nhân, cùng những chiêm nghiệm sâu lắng về, tình yêu và sự bất tử. Trong tác phẩm, tình yêu của Gibran và nữ nhân vật chính Selma Karamy người nữ nhân vật chính, là chân lý, cái đẹp, Thượng đế, là trọn vẹn xác hồn cùng sự sống của đôi lứa, là mọi sự trên trần thế, niềm tưởng tiếc khôn nguôi và lời hẹn hò son sắt tới quá bên kia cái chết. Tình yêu ở đây không hoàn toàn mang tính lý tưởng cao thượng tinh thần hoặc nhuốm mùi nhục cảm tục lụy nhưng nó kết hợp linh hồn, làm biến đổi tâm hồn và thăng hoa tâm linh của hai người yêu nhau.

Cuốn truyện Uyên ương gãy cánh đầy thi vị này sẽ còn nổi tiếng lâu dài vì nhiều yếu tố. Trước hết, là sự nhìn nhận giá trị của người nữ với lòng biết ơn sâu xa và thiện cảm chứa chan được tác giả dành cho thảm trạng của phụ nữ phương Đông. Trên nền tảng đó, xuất hiện nguyên cớ chính đáng để chứng minh vững chắc cho địa vị và tôn trọng triệt để các quyền của nữ giới vì “thân phận của phụ nữ là thân phận của dân tộc.” Bên cạnh đó, chuyện tình bất thành của Gibran và nàng Selma Karamy cũng làm nổi bật ý tưởng rằng giàu có là trở ngại lớn cho hạnh phúc. Thêm nữa, Gibran phê phán quyết liệt lòng tham và sức mạnh thế tục của một số chức sắc tôn giáo, từng là tệ trạng kéo dài hàng trăm năm trước đây tại Liban, như một gợi nhớ tới những nơi có người dân đang sống trong mông muội tinh thần và túng thiếu vật chất.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Ước, người đã góp một bản dịch hay cho Uyên ương gãy cánh chia sẻ: Với những trang sách chan chứa tình người, tràn ngập hình ảnh thơ mộng, sóng sánh chất thơ và bát ngát hương vị cảm xúc, Uyên ương gãy cánh mang tình yêu xuống chiều sâu thẳm tận đáy hồn người với những lý luận ngọt ngào của trái tim, và nâng tình yêu lên độ cao nhất, bất diệt với thực tại siêu việt. Từ đó, người đang yêu đọc nó và mỗi sớm mai “Được thức dậy lúc rạng đông với con tim chắp cánh, đưa lời cảm tạ vì có thêm một ngày yêu thương nữa.”

Ngôn sứ và Uyên ương gãy cánh nằm trong Tủ sách Triết lý – Tư tưởng, thuộc dự án Tủ sách Đời người của Omega Plus. Ngôn sứ sử dụng minh họa do chính tác giả vẽ, theo nguyên tác xuất bản lần đầu năm 1923. Trong khi đó, Uyên ương gãy cánh có bút tích đề tặng viết tay kèm chữ ký của Gibran bằng tiếng Ả Rập, sử dụng theo bản in đầu tiên bằng tiếng Ả Rập năm 1912. Sử dụng bộ tranh của chính Gibran.

Về Tủ sách Đời người: Dự án Tủ sách Đời người đặt mục tiêu tinh tuyển tối thiểu 100 cuốn sách có giá trị trường tồn với các tiêu chí quen thuộc, phổ biến, dễ tiếp nhận đối với đại chúng, được hệ thống hóa nương theo nhu cầu của các thế hệ độc giả. Tủ sách hướng tới trở thành tủ sách cơ bản trong mọi gia đình Việt.

Theo Omega Plus Books
Tình anh em Cuba - Việt Nam trường tồn theo theo thời gian
Tình anh em Cuba - Việt Nam trường tồn theo theo thời gian
(Ngày Nay) - Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Chính quyền nhân dân Cuba Esteban Lazo Hernández tới Việt Nam là sự khẳng định ý chí của La Habana trong việc làm sâu sắc hơn nữa sự hợp tác song phương trên cơ sở mối quan hệ lịch sử anh em gắn kết nhân dân hai nước.
Đề xuất thành lập Khu Kinh tế Ninh Cơ
Đề xuất thành lập Khu Kinh tế Ninh Cơ
(Ngày Nay) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa trình Thủ tướng Chính phủ Báo cáo thẩm định về việc thành lập Khu kinh tế Ninh Cơ tại tỉnh Nam Định, mở ra tiềm năng phát triển kinh tế biển bền vững, đa ngành và toàn diện cho khu vực phía Nam của tỉnh.
Hello Kitty thu về 4 tỷ USD/năm
Hello Kitty thu về 4 tỷ USD/năm
(Ngày Nay) - Theo tờ Economist, Sanrio, công ty Nhật Bản sở hữu Hello Kitty, kiếm được gần 4 tỷ USD doanh thu từ Hello Kitty mỗi năm. Nhân vật này ước tính đã mang lại cho người tạo ra mình 80 tỷ USD trong 50 năm qua.
Liên hợp quốc cảnh báo "ngày tận thế" ở Bắc Gaza
Liên hợp quốc cảnh báo "ngày tận thế" ở Bắc Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 1/11, các quan chức cấp cao của Liên hợp quốc (LHQ), gồm Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) và Chương trình Lương thực thế giới (FAO) cùng các nhóm cứu trợ khác, đã lên tiếng cảnh báo tình hình ở phía Bắc Dải Gaza đang ở mức "thảm họa" do xung đột leo thang.
Một đảo ở Bắc Cực biến mất
Một đảo ở Bắc Cực biến mất
(Ngày Nay) - Ngày 31/10, Hiệp hội địa lý LB Nga thông báo hòn đảo Mesyatsev đã biến mất khỏi quần đảo Franz Josef của Nga ở Bắc Cực.
Lan tỏa nghệ thuật hát bội trong cộng đồng
Lan tỏa nghệ thuật hát bội trong cộng đồng
(Ngày Nay) - Là thế hệ thứ 3 trong gia đình có 5 thế hệ theo nghề hát bội, Nghệ nhân Ưu tú Vũ Linh Tâm (tên thật là Nguyễn Văn Tốt, 66 tuổi) đã có hơn 50 năm gắn bó với ánh đèn sân khấu và nghệ thuật hát bội.