Rác thải nhựa làm tổn thương phụ nữ tại các nước đang phát triển

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Để xây dựng một xã hội xanh, công bằng và bình đẳng hơn sau khi COVID-19, đã đến lúc các nước giàu cần chấm dứt hành động chuyển rác thải nhựa sang các nước đang phát triển. Bởi điều này không chỉ gây hại cho môi trường, mà còn ảnh hưởng đến phụ nữ và trẻ em gái, những người có xu hướng làm các công việc liên quan đến thu gom rác thải.
Rác thải nhựa làm tổn thương phụ nữ tại các nước đang phát triển

Vấn đề càng trở nên tồi tệ đối với các quốc gia đang phát triển sau khi Trung Quốc, nhà nhập khẩu rác lớn nhất thế giới, tuyên bố ngừng nhập rác thải nhựa kể từ năm 2018. Kết quả là hàng triệu tấn nhựa đã qua sử dụng được đổ sang châu Phi, nơi chúng thường không được tái chế và sẽ đi đến điểm kết ở sông suối hay một đại dương nào đó.

Hơn nữa, đại dịch đang khiến lượng rác thải trên toàn thế giới tăng lên, đặc biệt là các loại rác thải sử dụng một lần như găng tay và khẩu trang y tế. Ở một số khu vực của châu Phi, nơi có khoảng 411 triệu khẩu trang được thải ra mỗi ngày, việc thiếu cơ sở hạ tầng quản lý chất thải nhựa và các quy định lỏng lẻo về xả thải khiến môi trường ngày càng bị ảnh hưởng nặng nề.

Hiện tại, có thể nói các quốc gia như Ghana, Uganda, Tanzania, Ethiopia, Senegal và Kenya đang ngập trong rác thải nhựa. Điều này đặc biệt ảnh hưởng đến tầng lớp nghèo khó và những người bị gạt ra ngoài lề xã hội như phụ nữ.

Thương mại không lành mạnh

Chất thải nhựa được coi là hàng hóa trao đổi giữa nước đang phát triển và phát triển, cho phép các quốc gia nghèo nhận nguồn lợi nếu nhập số chất thải đó. Nhưng hoạt động trao đổi kinh tế này được cho là không bình đẳng.

Cụ thể, các nước đang phát triển phải chấp nhận hy sinh môi trường để nhập chất thải nhựa vì chúng mang lại nguồn thu nhập tiềm năng cho những người sống dưới mức nghèo khổ của đất nước họ.

Rác thải nhựa làm tổn thương phụ nữ tại các nước đang phát triển ảnh 1

Việc buôn bán rác thải nhựa tạo ra sự bất bình đẳng. Ảnh: The Conversation.

Các nhà khoa học từng dự đoán, trong năm 2021 sẽ có khoảng 27 đến 40 triệu người ở châu Phi, khu vực cận hoang mạc Sahara, rơi vào tình trạng cực kỳ nghèo đói. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên nếu những nơi đó coi rác thải là một nguồn sinh lợi, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo.

Tuy nhiên, số tiền các công ty thu gom rác tư nhân trả cho những lao động nhặt rác, thường là phụ nữ và trẻ em gái, hầu như không giúp đời sống của họ thay đổi. Những khoản thanh toán dưới 4 xu cho một kg nhựa được chọn lọc để tái chế được đánh giá là vô cùng rẻ mạt.

Bên canh đó, với số rác thải nhựa không đủ tiêu chuẩn để tái chế còn lại, chúng thường được đốt thủ công hoặc đổ vào môi trường.

Vào năm 2020, 40% lượng rác thải nhựa của Anh quốc đã được chuyển đến Thổ Nhĩ Kỳ, nơi thay vì tái chế, chúng đơn giản chỉ được đổ bất hợp pháp tại những vùng hoang vu.

Theo một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2019, cứ mỗi giây lại có một lượng rác thải nhựa tương đương với khối lượng chiếc xe bus hai tầng bị đổ trái phép hoặc đốt cháy.

Sức khỏe và an ninh

Nhiều loại nhựa trên thị trường đã được chứng minh chứa chất độc hại, có thể xâm nhập vào nguồn nước và đất đai, nếu các sản phẩm chứa chúng bị đốt hoặc không được xử lý. Những chất này được xem là một phần tác nhân liên quan đến sảy thai, vô sinh và ung thư ở người.

Việc thu gom rác thải nhựa trong tình trạng thiếu thiết bị bảo hộ và không được trả công xứng đáng mà còn khiến những người phụ nữ và trẻ em gái tham gia lĩnh vực này phải trả giá đắt về sức khỏe và an ninh. Những bãi chứa rác thải có thể chứa vật liệu nguy hiểm như vụn thủy tinh hay kim tiêm mang căn bệnh truyền nhiễm. Thêm vào đó, họ buộc phải làm việc ở các bãi rác thải vùng ngoại ô, nơi có tỉ lệ tội phạm cao.

Tuy nhiên, hầu hết những phụ nữ làm công việc này khi họ không còn có sự lựa chọn nào khác. Họ phải mạo hiểm sự an toàn và sức khỏe cá nhân để kiếm sống do tình trạng thiếu giáo dục dành cho phụ nữ và trẻ em gái phổ biến tại các nước đang phát triển.

Một thống kê cho thấy, trên khắp châu Phi, hơn 3 triệu trẻ em gái từ 6 đến 11 tuổi không có cơ hội được đến trường. Tác động của việc thiếu giáo dục ảnh hưởng tiêu cực đến tương lai, khiến nữ giới ít có khả năng tìm được công việc với mức lương cao và môi trường làm việc an toàn. Phần lớn trong số họ chấp nhận những công việc lao động chân tay đầy độc hại.

Rác thải nhựa làm tổn thương phụ nữ tại các nước đang phát triển ảnh 2

Phụ nữ và trẻ em gái là lao động chính tại các bãi rác thải nhập khẩu. The Conversation.

Bên cạnh đó, nhiều phụ nữ nghèo ở châu Phi phải sống trong các khu định cư phi chính thức, nơi chất thải dễ tích tụ do không có dịch vụ thu gom rác. Sự tích tụ này dẫn đến tình trạng tắc nghẽn hệ thống thoát nước và sự sinh sôi nảy nở của các đàn vi khuẩn nguy hiểm.

Tại Zambia, quốc gia này từng trải qua nhiều đợt bùng phát dịch tả, gây ra cái chết của hàng ngàn người vì hệ thống thoát nước ứ đọng bởi nhựa.

Công bằng

Theo đó, cần phải tìm cách cải thiện tình hình của phụ nữ và trẻ em ở các nước đang phát triển nếu chúng ta muốn sống trong một hành tinh thực sự xanh, công bằng và bình đẳng hơn.

Sau khi nhận diện được vấn đề, các bước tiếp theo cần xem xét bao gồm: một bộ luật quốc tế chặt chẽ để chống lại việc bán phá giá rác thải nhựa cũng như thúc đẩy các nước đang phát triển tăng cường giáo dục cho phụ nữ và trẻ em gái, giúp đối tượng này dễ tiếp cận vào quá trình ra các quyết định về nhập khẩu rác thải nhựa cấp quốc gia.

Ngoài ra, việc tạo động lực xã hội để giảm thiểu rác thải nhựa như tăng giá thành của những sản phẩm này lên cũng là chìa khóa trong các cộng đồng, nơi địa vị xã hội gắn với việc có khả năng mua nước đóng chai rồi xả bao bì của chúng ra môi trường.

Các chương trình nâng cao nhận thức dựa vào cộng đồng nhằm thúc đẩy tầm quan trọng của việc quản lý chất thải nhựa - đang được thực hiện thông qua các câu lạc bộ cộng đồng, các nền tảng xã hội như Facebook và Instagram, hoặc các đài phát thanh địa phương - có thể giúp đạt được điều này.

Cuối cùng, nếu việc nhặt rác thải nhựa được trả lương cao hơn, sự thay đổi văn hóa này không chỉ giúp nâng cao năng lực kinh tế cho những người phụ nữ thu gom mà còn có thể xóa bỏ sự kỳ thị đối với việc nhặt rác.

Với kết quả là hàng loạt các khóa đào tạo chính thức, các chính sách để giữ an toàn cho phụ nữ và tạo cơ hội để họ nói lên những vấn đề gắn liền với công việc của bản thân, hy vọng sẽ được thu hút được sự quan tâm của cộng đồng, giữ cho môi trường tại địa phương đó sạch sẽ và an toàn.

Theo The Conversation
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
(Ngày Nay) - Những bức tranh dân gian Hàng Trống với nội dung thể hiện các tích truyện dân gian, được các nghệ nhân khắc họa cầu kỳ, tinh xảo, toát lên nét sinh động, ý nhị, trở thành nét tinh hóa văn hóa của vùng đất Kinh Kỳ.
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
(Ngày Nay) - Theo Sở Du lịch Hà Nội, quý I/2024, tổng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 6,54 triệu lượt khách, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khách du lịch quốc tế ước đạt 1,4 triệu lượt khách, tăng 40%. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 25.487 tỷ đồng, tăng 17,8%.
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
(Ngày Nay) - Ngày 28/3, người sáng lập sàn giao dịch tiền điện tử FTX Sam Bankman-Fried đã bị kết án 25 tù vì tội lừa đảo khách hàng và các nhà đầu tư trên nền tảng giao dịch tiền ảo này.
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
(Ngày Nay) - Trước thềm mùa du lịch biển, thị xã Cửa Lò (tỉnh Nghệ An) đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng chỉ trang đô thị, nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Seoul chìm trong bụi mịn
Seoul chìm trong bụi mịn
(Ngày Nay) - Cảnh báo bụi mịn đã được ban bố ở hầu hết các khu vực thuộc tỉnh Gyeonggy và thủ đô Seoul của Hàn Quốc trong sáng 29/3.
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
(Ngày Nay) - Chiến dịch vận động tái tranh cử của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhận được cú hích nhờ sự hỗ trợ của hai người tiền nhiệm là cựu Tổng thống Bill Clinton và Barack Obama.