Sai phạm tại đường sắt Nhổn - ga Hà Nội: Đề nghị xử lý nhiều tập thể, cá nhân

0:00 / 0:00
0:00
 TTCP đề nghị Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội, Bộ Tư lệnh công binh, Tổng công ty Xây dựng Lũng Lô xử lý những tập thể, cá nhân liên quan các vi phạm tại dự án.
Sai phạm tại đường sắt Nhổn - ga Hà Nội: Đề nghị xử lý nhiều tập thể, cá nhân

Ngày 25/11, Thanh tra Chính phủ (TTCP) ban hành thông báo kết luận thanh tra theo đơn tố cáo đối với một số nội dung liên quan dự án đường sắt đô thị đoạn Nhổn – ga Hà Nội.

Tại thông báo này, TTCP chỉ ra nhiều nội dung tố cáo có cơ sở như việc điều chỉnh hợp đồng tư vấn tăng thêm 6,5 triệu euro; vi phạm trong gói thầu rà phá bom mìn, vật liệu nổ...

TTCP kiến nghị UBND TP Hà Nội tổ chức kiểm điểm và chỉ đạo Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) cùng các sở ban ngành liên quan thực hiện kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân qua các thời kỳ có liên quan đến các vi phạm.

Bộ Quốc phòng chỉ đạo Bộ Tư lệnh công binh, Tổng công ty Xây dựng Lũng Lô kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân có liên quan đến các vi phạm trong việc thực hiện hợp đồng về rà phá bom mìn, vật nổ đoạn cầu cạn và khu vực depot.

TTCP đề nghị các cơ quan, đơn vị nêu trên căn cứ vào kết quả kiểm điểm, có biện pháp xử lý với những tập thể, cá nhân trong việc thực hiện nhiệm vụ, chức năng đươc giao.

Trách nhiệm của MRB trong việc làm đội chi phí

Theo kết luận thanh tra, dự án đường sắt đô thị đoạn Nhổn - ga Hà Nội do Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội làm chủ đầu tư, Công ty Systra (Pháp) được chọn làm đơn vị tư vấn. Quy mô toàn tuyến dài 12,5km, trong đó trên cao 8,5km, đi ngầm 4km; điểm đầu là Nhổn, điểm cuối là ga Hà Nội. Tổng mức đầu tư dự án được tăng từ 783 triệu euro lên 1.176 triệu euro.

Từ tháng 11/2007, Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội đã ký với Công ty Systra hợp đồng trọn gói dịch vụ tư vấn.

Tuy nhiên TTCP cho rằng hợp đồng trọn gói về dịch vụ tư vấn ngay khi được triển khai đã nảy sinh các tồn tại, bất cập, bất hợp lý làm phát sinh những vướng mắc giữa các bên. Hợp đồng trọn gói có nhiều nội dung không rõ ràng, dẫn đến các cách hiểu khác nhau.

Theo kết luận, dự án có quy mô lớn và phức tạp đầu tiên áp dụng công nghệ và tiêu chuẩn mới của nước ngoài vào Việt Nam, nhưng hợp đồng chỉ xác định thời gian 25 tháng với tổng giá trị 10,6 triệu euro là không khả thi, khó đáp ứng và chưa lường hết được các yêu cầu trong việc thực hiện dự án đặc biệt này.

Trong quá trình thực hiện, chủ đầu tư và tư vấn ký 3 phụ lục điều chỉnh thời gian thực hiện và giá hợp đồng. Giá trị hợp đồng sau điều chỉnh trên 17,1 triệu euro - tăng trên 6,5 triệu euro so với hợp đồng ban đầu.

Tuy nhiên TTCP cho rằng một số nội dung điều chỉnh tăng giá trị hợp đồng, nhưng không tăng nhiệm vụ, mà chủ yếu do quá trình thực hiện các nhiệm vụ của Systra bị chậm trễ kéo dài so với tiến độ dẫn đến phát sinh tăng chi phí.

Mặt khác, quá trình thương thảo điều chỉnh hợp đồng tư vấn chủ đầu tư không làm rõ trách nhiệm của tư vấn Systra trong việc chậm trễ để xác định chi phí và giảm trừ khi lập dự toán bổ sung.

TTCP cho hay, trong nội dung hợp đồng trọn gói về dịch vụ tư vấn ngay khi được triển khai nảy sinh các tồn tại, bất cập, thiết sót, nhiều nội dung không rõ ràng, dẫn đến việc hiểu khác nhau giữa các bên.

Qua rà soát các nguyên nhân cho thấy, việc điều chỉnh tăng giá hợp đồng tư vấn (hợp đồng trọn gói) bao gồm phần chi phí ngoài phạm vi nhiệm vụ; phần chi phí thuộc các trường hợp bất khả kháng theo quy định và phần chi phí trong phạm vi nhiệm vụ, nhưng khi lập, thẩm định và phê duyệt dự toán điều chỉnh bổ sung chủ đầu tư và các cơ quan chức năng đã không xác định cụ thể các khoản chi phí này.

“Để xảy ra việc chậm trễ kéo dài trong quá trình thực hiện các công việc của dự án dẫn đến làm tăng chi phí, trách nhiệm thuộc lãnh đạo của Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội qua các thời kỳ, các đơn vị thuộc MRB và tập thể, cá nhân có liên quan và các cơ quan, tổ chức và các đơn vị tư vấn cùng các Sở Quy hoạch Kiến trúc, Kế hoạch và Đầu tư”, TTCP kết luận.

Gói thầu của Lũng Lô có dấu hiệu vi phạm

TTCP cho rằng nội dung tố cáo gói thầu về rà phá bom mìn, vật liệu nổ đoạn cầu cạn và nhà ga của nhà thầu Tổng công ty Xây dựng Lũng Lô có dấu hiệu vi phạm pháp luật là có cơ sở.

Theo kết luận, đến thời điểm thanh tra công tác nghiệm thu và thanh quyết toán gói thầu trên vẫn chưa hoàn thành. Kết luận nêu nguyên nhân chính là do hồ sơ nghiệm thu khối lượng không đảm bảo, có dấu hiệu sai khối lượng thi công.

Mặt khác, hồ sơ hoàn công của gói thầu chưa đúng quy định, có hiện tượng không đúng với thực tế và không đúng với phương án kỹ thuật được phê duyệt.

Trách nhiệm để xảy ra sai phạm này thuộc chủ đầu tư dự án và các đơn vị liên quan: Bộ Tư lệnh công binh - cơ quan chủ quản nhà thầu, Tổng công ty Xây dựng Lũng Lô và đơn vị thi công gói thầu này.

Theo VTC News
Đại tá Nguyễn Hữu Tài và Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà tham gia buổi giao lưu, tọa đàm.
70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 16/4, tại Hà Nội, Thư viện Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức giao lưu, tọa đàm với chủ đề “70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên”.
Ảnh minh hoạ.
Xác thực trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm và dân cư
(Ngày Nay) - Thông tin về triển khai Đề án 06 (Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh BHXH Việt Nam cho biết, thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu, đến nay, trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm đã được xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong đó có khoảng 87,7 triệu người đang tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.
Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường của đồng bào dân tộc Mường (Nho Quan, Ninh Bình) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ dâng hương Miếu Ông, Miếu Bà tại Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai 2023.
Nhiều hoạt động đặc sắc sẽ diễn ra tại Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024
(Ngày Nay) - Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024 bao gồm nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao phong phú, đa dạng, như: Lễ dâng hương miếu Ông, miếu Bà; giao lưu văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian truyền thống thi leo cột chinh phục tình yêu, đánh yến, trình diễn thổi khèn Mông, múa nhảy lửa, múa trống đồng; điệu nhảy trên cây của dân tộc Lô Lô, trưng bày và giới thiệu các sản phẩm nông sản đặc trưng...
Ảnh minh hoạ.
Thêm một cây xanh – thêm một hành động bảo vệ môi trường
(Ngày Nay) - Triển khai Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ, năm 2024 Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục giao cho các đơn vị chức năng phối hợp tổ chức trồng cây phục hồi hệ sinh thái rừng, rừng đầu nguồn, khu bảo tồn, rừng cây chắn sóng… với số lượng cây dự kiến trên 250.000 cây.
Đèn Maple Leaf của Tiffany Studios. Ảnh: The Lamps of Louis Comfort Tiffany
Họa tiết lá phong: Khi nghệ thuật hòa quyện cùng thiên nhiên trên đèn kính màu Tiffany
(Ngày Nay) - Cuốn hút như những chiếc lá phong mùa thu, đèn Maple Leaf của Tiffany Studios là một kiệt tác nghệ thuật kết hợp tinh tế giữa vẻ đẹp tự nhiên và sự sáng tạo của con người. Từng đường nét, từng sắc thái màu sắc đều được trau chuốt tỉ mỉ, mang đến một bức tranh đầy ấn tượng.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đoàn Minh Huấn khởi trống khai mạc lễ hội.
Ninh Bình: Khai mạc Lễ hội Đền Thánh Nguyễn năm 2024
(Ngày Nay) - Tối 16/4, tại Khu di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia Đền Thánh Nguyễn (xã Gia Thắng và Gia Tiến, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình), UBND huyện Gia Viễn khai mạc Lễ hội Đền Thánh Nguyễn năm 2024. Đây là lễ hội gắn liền với cuộc đời, sự nghiệp và truyền thuyết về Thiền sư Nguyễn Minh Không.