Bài 2 : Sai phạm nghiêm trọng để mình bác sĩ gây mê hồi sức "gánh"?
Theo đơn phản ánh, anh P. cho rằng "Vì sự tắc trách vô trách nhiệm của bệnh viện MêKông, trực tiếp là bác sỹ gây mê hồi sức tự ý đổi phương án khiến vợ tôi liệt nửa người khi mổ sinh con.
Những tưởng bệnh viện xin lỗi, cam kết chịu trách nhiệm, tôi đã chấp nhận không kiện để bình tâm chữa trị cho vợ mau khỏi nhất, đổi lại là sự im lặng, thiếu thiện chí để cùng gia đình giải quyết hậu quả".
Bệnh viện gây khó dễ khi sao chép hồ sơ bệnh án?
Được biết, trước khi xuất viện, bệnh viện cam kết mời bác sỹ vật lý trị liệu tập cho chị T. hàng ngày, đồng thời hỗ trợ dụng cụ, tài liệu (hồ sơ bệnh án để tham khảo phác đồ..), cùng lộ trình điều trị để tạo điều kiện phục hồi tốt nhất cho chi T. Thế nhưng người nhà chị T thì, 23/12, bệnh viện phụ sản MêKông xác nhận đã liên hệ được người tập vật lý trị liệu cho T., nhưng đến 31/12 mới có người đến khám và đánh giá cho chị tại nhà. Thậm chí việc kỹ thuật viên vật lý trị liệu đã yêu cầu bệnh viện cung cấp dụng cụ hỗ trợ tập luyện thì chỉ nhận được câu chờ ban lãnh đạo, chờ giám đốc xử lý!
Trước đó, để tiện bề chủ động điều trị cũng như làm hồ sơ thủ tục giải quyết công việc ở công ty, ngày 29/12, gia đình chị T. đã đề nghị bệnh viện Mê Kông cho sao chép hồ sơ bệnh án. Đồng thời, tôi đòi lại giấy tờ điều trị của bệnh viện Gia Định thì nhân viên bệnh viện Phụ sản MêKông lại có dấu hiệu lần lữa, sai hẹn. Khi thì họ nói do không có ban giám đốc nên không đưa được. Sau đó thì lại cho biết đã nhận được đơn xin tóm tắt bệnh án, nhưng nội dung chưa rõ ràng nên lãnh đạo bệnh viện không đồng ý. Yêu cầu anh P., chị T. viết lại đơn, rồi viết theo form (mẫu) của bệnh viện.Thậm chí họ còn yêu cầu chị T. hoặc người nhà phải đến tận nơi nộp thì mới giải quyết. "Thử hỏi một người đang được xem là liệt nửa người, con thơ mới sinh hơn 2 tháng, nhà neo người mà được yêu cầu tự đi nộp hồ sơ hay người nhà nộp thì có quá đáng không?". Anh P. bức xúc.
Dù vậy, gia đình anh P. vẫn nhờ người đứng chung trong sổ hộ khẩu đi nộp giùm.
Cùng thời gian đó, chị T. bắt đầu tập vật lý trị liệu và đi đứng. Tuy nhiên, quá trình tập luyện chị T. thấy đau lưng dữ dội, có báo kỹ thuật viên để khám & điều trị, kỹ thuật viên có báo với bệnh viện phụ sản MêKông và nhận được câu trả lời: chờ Ban Giám đốc bệnh viện. Đến ngày13/1 do không thấy bệnh viện phản hồi nên gia đình chị T. tiếp tục liên hệ thì khi đó mới nhận được câu trả lời là đợi lịch hẹn 15/1. Sau đó đến ngày 18/1, chị T. được nhân viên bệnh viện phụ sản MêKông tới đưa đi khám tại bệnh viện 1 A theo diện khám bệnh thông thường. "Tại sao khám cho vợ tôi, không phải đặt trước, không phải mời bác sỹ tới nhà, bệnh viện thì hoạt động mỗi ngày, có khó khăn gì để mất 1 tuần sắp xếp và tôi cũng như kỹ thuật viên phải liên hệ bệnh viện rất nhiều lần?. Gia đình tôi còn có con nhỏ và tương lai của con tôi phụ thuộc rất lớn vào tình trạng sức khỏe của vợ tôi. Với cách giải quyết của bệnh viện phụ sản MêKông trong thời gian qua thì thử hỏi những biến chứng về sau biết tìm ai để đòi quyền lợi chính đáng? Anh P. lo lắng!.
Trách nhiệm không chỉ e-kip gây mê hồi sức
Ngày 20/1, tại buổi tiếp xúc với báo chí, bác sĩ Lê Minh Nguyệt, Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp bệnh viện Phu Sản MêKông thừa nhận, đây là một tai biến y khoa nghiêm trọng và đáng tiếc. Bởi không một bác sĩ nào muốn gây tai biến cho người bệnh. Thực lòng mà nói, bác sĩ gây mê hồi sức chỉ muốn chọn phương pháp an toàn, tốt nhất cho người bệnh (phương pháp gây mê tiềm ẩn nhiều nguy cơ hơn gây tê, nhất là với sản phụ). Bác sĩ đã test trước khi gây tê. Tiếc rằng, sau mổ 2 tiếng T. bị ói.
Lãnh đạo bệnh viện phụ sản Mê Kông thông tin về vụ việc với các phóng viên. |
Khi xảy ra sự cố, bệnh viện đã tiến hành cấp cứu, hội chẩn với các bác sĩ của các bệnh viện khác để tìm cách chữa trị cho chị T. một cách tốt nhất. Chúng tôi sau đó đã chuyển chi T. sang bệnh viện khác để truy tìm nguyên nhân cũng như lựa chọn phương án điều trị nhằm tránh diễn tiến nặng hơn. Sau đó, mới đưa chị T. về nằm điều trị, theo dõi, hậu phẫu tiếp tại bệnh viện mình. 57 ngày liên tục, trong lúc nằm điều trị theo dõi tại bệnh viện MêKông, chúng tôi đã nhiều lần hội chẩn với bác sĩ bv tâm thần, 115 nhằm có phương pháp điều trị tốt nhất cho chị T. Sau đó, bệnh viện đã có các buổi trao đổi gia đình T và BV trên cơ sở nguyện vọng của các bên, nếu nằm kéo dài mệt mỏi nên bệnh nhân sẽ về nhà nghỉ dưỡng. Bệnh viện sẽ đáp ứng việc điều trị, tập vật lý trị kiện và hỗ trợ chi phí...
Do một số vấn đề khách quan, nên trong quá trình thực hiện vật lý trị liệu có gián đoạn ngoài ý muốn rất mong bệnh nhân và gia đình thông cảm. Chúng tôi sẽ rút kinh nghiệm chăm sóc, quan tâm tốt hơn. Về việc sao chép hồ sơ bệnh án, bệnh viện không "khó dễ" chỉ vì bệnh án quá dày, gần 60 ngày nằm viện nên việc sao chép, tóm tắt tốn khá nhiều thời gian. Nhân viên của bệnh viện cũng sơ suất khi giải thích cho gia đình chị T. hiểu và thông cảm. Sự việc xảy ra, bệnh viện đã báo sơ y tế. Đồng thời bệnh viện đã họp hội đồng chuyên môn, kiểm thảo nguyên nhân. Bác sĩ gây mê đã nhận trách nhiệm về sự cố này.
Dù chưa tìm thấy tổn thương thực thể nhưng bệnh viện đã ngưng sử dụng sản phẩm gây tê trên để chờ khi có kết quả chính xác. Cũng xin nói rõ hơn, ca tai biến của chị T. có phần nào khác với sự cố y khoa tai biến xảy ra tại bệnh viện cách đây hơn 1 năm về trước ở chỗ ca tai biến trước liệt 2 chi dưới sau khi gây tê và ít nặng. Còn chị T. lại liệt nửa người , bên trái. Dù sao, đây cũng là một tai biến y đáng tiếc, chúng tôi rất mong gia đình bệnh nhân thông cảm và cam kết bằng mọi cách nỗ lực phối hợp để đem lại kết quả điều trị, phục hồi tốt nhất cho chị T. và cố gắng không làm bệnh nhân phiền lòng, lo lắng thêm nữa.
Tuy nhiên, theo PV tìm hiểu thì đến nay, hội đồng khoa học bệnh viện phụ sản MêKông cũng như cơ quan chức năng vẫn chưa nhìn nhận vụ việc một cách toàn diện, thấu đáo và nghiêm túc. Bởi vụ việc mới dừng lại ở việc xem xét góc độ trách nhiệm của bác sĩ, e kip gây mê hồi sức mà chưa thực sự nhìn nhận vào vai trò liên quan của e kip phẫu thuật cho chị T., trách nhiệm giám sát của ban lãnh đạo bệnh viện phụ sản MêKông. Vì sao những người này đã không phát hiện (hay không năn chặn) việc bác sĩ H. đã tự ý thay đổi phương pháp gây mê sang gây tê mà vẫn mổ bắt con như không có gì xảy ra?. Như vậy, quy trình, quá trình kiểm soát, giám sát điều trị phẫu thuât tại bệnh viện phụ sản MêKông có vấn đề. Vậy mà, đáng buồn hơn là hội đồng khoa học bệnh viện lại chưa thấy thẳng thắn đề cập đến vai trò trách nhiệm của những người liên quan trong sự cố này để rút kinh nghiệm.
Một vấn đề nữa là, vụ việc xảy ra, hậu quả nghiêm trọng nhưng đã hơn 2 tháng, nhưng theo người phát ngôn của Sở Y Tế TP.HCM thì hiện vụ việc vẫn đang trong quá trình xác minh làm rõ mà chưa lập hội đồng khoa học để kiểm thảo nguyên nhân quy trình phẫu thuật ngăn ngừa kiểm soát rủi ro...để có những chấn chỉnh phù hợp, đảm bảo an toàn sức khoẻ cho người dân khi khám chữa bệnh thì thât đáng buồn.