Sáng nay toà xử kín vụ Nguyễn Hữu Linh nghi dâm ô bé gái trong thang máy

Do phiên tòa xử kín nên các phóng viên sẽ chỉ được tác nghiệp khi HĐXX tuyên án.
7h sáng, Nguyễn Hữu Linh đã có mặt tại tòa và né tránh các ống kính. Ảnh: Trần Linh
7h sáng, Nguyễn Hữu Linh đã có mặt tại tòa và né tránh các ống kính. Ảnh: Trần Linh

Theo lịch, sáng nay (25/6), TAND quận 4, TPHCM xét xử sơ thẩm bị cáo Nguyễn Hữu Linh (nguyên Phó Viện trưởng VKSND TP Đà Nẵng) về tội dâm ô với người dưới 16 tuổi.

Vụ án do thẩm phán Nguyễn Hải Nam làm chủ tọa, được xét xử kín theo yêu cầu của đại diện bị hại. Ngoài ra, phía gia đình bị hại cũng có đơn xin xét xử vắng mặt và không yêu cầu luật sư bào chữa.

Nguyễn Hữu Linh ôm hôn bé gái 3 lần

Nguyễn Hữu Linh bị VKSND Quận 4 truy tố theo khoản 1 điều 146 bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) với khung hình phạt từ 6 tháng đến 3 năm tù.

Theo cáo trạng, chiều 2/4/2019, mạng xã hội lan truyền video về người đàn ông có hành vi ôm hôn một bé gái trong thang máy chung cư Galaxy 9 (Quận 4, TPHCM).

Cơ quan CSĐT Công an Quận 4 vào cuộc, xác định người đàn ông đó là Nguyễn Hữu Linh, nguyên Phó Viện trưởng VKSND TP Đà Nẵng.

Theo đó, khoảng 21h ngày 1/4, bé gái vào thang máy thì gặp Linh cũng bước vào. Khi cửa thang máy đóng lại, ông Nguyễn Hữu Linh đã 3 lần ôm, hôn khiến cháu bé hoảng sợ, bỏ chạy lúc thang máy vừa mở.

Làm việc với cơ quan điều tra, ông Nguyễn Hữu Linh chỉ thừa nhận nựng cháu bé vì yêu quý.

Trước ngày diễn ra phiên tòa, luật sư bào chữa cho ông Nguyễn Hữu Linh cũng cho rằng hành vi của ông Linh chưa đủ dấu hiệu cấu thành tội dâm ô. Từ đây, luật sư bào chữa của ông Linh đã kiến nghị TAND Quận 4 trả hồ sơ điều tra bổ sung. Sau đó, TAND Quận 4 trả hồ sơ đề nghị VKSND Quận 4 yêu cầu làm rõ hành vi của ông Linh.

Tuy nhiên, Viện KSND Quận 4 có văn bản trả lời khẳng định cáo trạng đã nêu rõ hành vi phạm tội của Nguyễn Hữu Linh. 

Vì sao phiên tòa xử kín?

Vụ việc ông Nguyễn Hữu Linh có hành vi dâm ô với bé gái trong thang máy đã tạo ra sự phẫn nộ trong dư luận. Từ đây, nhiều người cho rằng, vụ án này cần phải coi là án lệ và xử công khai.

Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi của bị hại, theo Điều 25 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định: “Trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật Nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người dưới 18 tuổi hoặc để giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự thì tòa án có thể xét xử kín nhưng phải tuyên án công khai”.

Trao đổi với báo Lao Động, một số luật sư cho rằng, việc dư luận quan tâm đến thông tin phiên xử này là lẽ thường, nhưng trước hết phải đặt quyền lợi của bị hại lên trên hết.

Theo đó, Luật sư Lê Trung Phát, Đoàn Luật sư TPHCM, cho rằng: "Dư luận quan tâm là đúng. Nhưng trong trường hợp này tôi thấy việc xử kín sẽ đảm bảo quyền lợi cho cháu bé hơn là việc nhiều người đang tò mò về hành vi của bị can, bị cáo. Chúng ta phải cân nhắc hậu quả để lại cho đứa bé. Không thể vì sự hiếu kỳ của mình mà bảo xử kín là không đảm bảo khách quan".

Trước đó, vụ án được khởi tố từ ngày 20/4. Ông Linh bị khởi tố bị can, ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú sau 20 ngày CQĐT xem xét, xác minh tin báo về tội phạm theo quy định.

Theo Lao Động
TIN LIÊN QUAN
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.