Tô những gam màu tươi sáng
Tháng 6/2014, với việc đáp ứng được các tiêu chí về thiên nhiên và văn hóa, quần thể danh thắng Tràng An - Ninh Bình được công nhận là di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới. Đây cũng là di sản hỗn hợp đầu tiên ở Việt Nam.
Tràng An - Ninh Bình là di sản văn hóa hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận |
Tràng An – Ninh Bình chứa đựng nhiều bằng chứng về sự tương tác giữa con người và môi trường cũng như vẻ đẹp thẩm mỹ. Cảnh quan nơi đây chứa đựng những cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp với những ngọn núi hùng vĩ, hang động huyền bí, sông nước thanh tĩnh, điểm xuyết với những đền, chùa, miếu linh thiêng.
Tới tháng 12/2014, dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là loại vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Nghệ Tĩnh, thể hiện bản sắc văn hóa của người dân địa phương, luôn luôn được các thế hệ kế thừa và phát huy trong cuộc sống.
Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loaj |
Những ngày cuối năm, Cn Traveler, một website du lịch trực tuyến lớn vừa bình vịnh Hạ Long là 1 trong 20 di sản đẹp nhất trong số hơn 1000 địa danh di sản văn hóa thế giới của UNESCO.
Theo đó, trong danh sách này Vịnh Hạ Long xếp thứ 15 sau các danh thắng nổi tiếng trên thế giới. Theo đánh giá của Cntraveler, Vịnh Hạ Long có vẻ đẹp đặc biệt, riêng có, vẻ hấp dẫn của sự yên bình, lãng mạn từ những tạo tác đá, mây, trời đặc biệt là lướt nhẹ trên vịnh bằng tàu trong thời tiết ấm áp.
Tính đến nay, Việt Nam đã có 22 di sản được UNESCO công nhận. Đây vừa là niềm tự hào của những người dân đất Việt nhưng cũng đặt ra trách niệm nặng nề trong công tác bảo tồn và phát triển di sản theo đúng quy định của tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên Hợp Quốc.
Nỗi buồn Di sản
Năm 2014, thánh địa Mỹ Sơn - Quảng Nam kỷ niệm 15 được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể. Đằng sau niềm tự hào ấy lại thật buồn khi nhiều đền, tháp tại đây có nguy cơ bị sụp đổ trong mưa bão, khi bản thân chúng đang trong tình trạng bị lún, nghiêng, bào mòn từ vài năm.
20/ 70 công trình đền tháp của Thánh địa Mỹ Sơn không còn nguyên vẹn |
Có tới gần 20 công trình kiến trúc đền tháp của Thánh địa Mỹ Sơn không còn nguyên vẹn trong 70 công trình đền tháp được người Pháp phát hiện dù Ban quản lí di tích đã có nhiều cố gắng trong việc bảo tồn. Kỹ thuật xây dựng đền tháp Champa ở giai đoạn đỉnh cao vẫn chưa được giải mã. Đây là khó khăn lớn cho công tác phục dựng lại những công trình đã bị thời gian mài mòn.
Tháng 5/2014, di tích Phu Văn Lâu thuộc quần thể di tích cố đô Huế đã bị sập một góc bên trái ở tầng dưới. Cuối cùng trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế phải đặt biển cảnh báo, cấm du khách lui tới di tích Phu Văn Lâu. Vào triều đại nhà Nguyễn, Phu Văn Lâu là nơi niêm yết các văn bản của triều đình, tổ chức các buổi khánh hỷ mang tính quốc gia. Trong gần 200 năm qua, di tích này được trùng tu khoảng 10 lần.
Di tích Phu Văn Lâu thuộc di tích cố đô Huế bị sập một góc vào tháng 6/2014 |
Còn đối với khu đền thờ và lăng của vị vua Ngô Quyền ở Đường Lâm, sau 6 tháng trùng tu lại biến dạng. Nghiêm trọng nhất là xuất hiện chiếc bình phong với hình "quái thú" hổ không ra hổ, rồng chẳng giống rồng án ngữ ngay trước lăng vị vua uy nghiêm là điều không thể chấp nhận được. Dưới phản đối của dòng họ Ngô và nhân dân Đường Lâm bức bình phong bị đập bỏ.
Tấm bình phong quái thú ở mặt trước của lăng vua Ngô Quyền |
Những ngày cuối năm lại càng đau lòng hơn khi nhiều hạng mục cổ tại di sản Yên Tử, Quảng Ninh lại được "xây mới". Trong khi trùng tu thì đơn vị thi công “tự ý” xẻ rừng thiêng Yên Tử làm đường cho xe cơ giới vận chuyển vật liệu.
Di tích Yên Tử trải hàng trăm năm gắn liền với tài đức của vua Trần Nhân Tông nay bị đào bật nền, xây mới từ móng. Chùa Một Mái nức tiếng trời Nam, nơi biên soạn nhiều kinh văn của trường phái Trúc Lâm Yên Tử, cũng được làm lại “hoành tráng hơn”.
Di tích Yên Tử, Quảng Ninh được "xây mới"? |
Những người Quản lí di tích trọng điểm ở Quảng Ninh lại cho rằng theo hồ sơ đã làm mới do cấu kiện cũ không giữ được là bao (?!). “Chùa Một Mái hiện đang được làm to hơn. Trước đây, chùa chỉ tựa vào vách núi. Bây giờ các hạng mục làm lại để bớt... chênh vênh, tránh nguy hiểm cho du khách”.
Tính tới thời điểm này, cả nước có 3.258 di tích quốc gia và 7.535 di tích cấp tỉnh. Song như Kiến trúc sư Hoàng Đạo Kính phát biểu: “Chúng ta đang ôm đồm một số lượng di tích quá lớn mà hầu hết không phải là di tích. Đến hôm nay, chúng ta có một loạt hệ thống công nhận di tích. Ôm đồm hàng loạt mà không phân định rõ ràng, công nhận, xếp hạng di tích tức là việc đánh giá, nhìn nhận giá trị của từng dấu vết, công trình, địa chỉ lịch sử còn lại”.
Hi vọng năm 2015, bức tranh di sản của Việt Nam sẽ có những thay đổi theo hướng tươi sáng hơn nữa.
Xem thêm:
1. Công bố danh mục 26 Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia
2. Những ca khúc về biển đảo khơi dậy niềm tin, sức sống và hy vọng
3. Nguyễn Ánh 9 - Chuyện đời tự kể: Duyên kỳ ngộ với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
4. Top 10 Scandal nổi bật nhất showbiz Việt năm 2014
5. Làng tôi - Cuộc hôn phối kì lạ của xiếc đương đại và âm nhạc cổ truyền