Vừa qua, bộ trưởng Bộ VHTTDL vừa ký ban hành Quyết định số 209/QĐ-BVHTTDL về việc phê duyệt đề án “Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”.
Đề án này hướng tới mục tiêu bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số đáp ứng yêu cầu “di sản văn hóa vừa là động lực vừa là mục tiêu” góp phần cho sự phát triển bền vững văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam; đưa trang phục truyền thống phổ biến hơn trong cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số, nâng cao lòng tự hào, ý thức bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống các dân tộc.
Đề án sẽ thực hiện trong thời gian từ năm 2019-2030 (chia thành 2 giai đoạn) với những mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn, vùng miền khác nhau.
Theo đó, giai đoạn một sẽ hoàn thành 100% việc kiểm kê và lập danh mục di sản văn hóa phi vật thể về trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số, Khôi phục trang phục truyền thống của 3 dân tộc đã mai một...
Trang phục truyền thống của dân tộc Mường |
Đến năm 2022, 100% học sinh trường dân tộc nội trú các tỉnh, thành phố triển khai mặc trang phục truyền thống 2 buổi/tuần và các dịp lễ, tết, hội; Lập 10 hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể về nghề thủ công truyền thống, nghệ thuật thêu hoa văn, trang trí hoa văn liên quan đến trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ....
Điều đặc biệt trong đề án này sẽ hướng đến việc vinh danh các nghệ nhân ưu tú, nghệ nhân nhân dân về nghề thủ công liên quan đến trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số.
Nhiệm vụ của đề án là nghiên cứu cấp bách, khôi phục trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số đã bị mai một; Xây dựng ngân hàng dữ liệu về trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam (quay phim, chụp ảnh, bài viết) phục vụ cho công tác bảo tồn, nghiên cứu khoa học, giảng dạy và quảng bá...
Theo quyết định đã được phê duyệt, tổng kinh phí thực hiện “Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” là 222,9 tỉ đồng, trong đó, ngân sách Trung ương là 51,2 tỉ đồng, ngân sách địa phương là 171,7 tỉ đồng (Giai đoạn 2019 - 2025 là 122.800.000.000đ; giai đoạn 2026 - 2030 là 100.100.000.000đ