Trái đất đang bị bắn phá hàng ngày bởi các viên đạn vũ trụ (thiên thạch) có chiều rộng khoarng 1 mm - 10 cm và hầu hết chúng bay vào bầu khí quyển với tốc độ nhanh hơn 17km/giây. Tuy nhiên, với những viên đạn vũ trụ của siêu tân tinh di chuyển với tốc độ 3000km/giây, sức công phá của chúng rất lớn sẽ gây nguy hiểm cho trái đất và có thể làm "bốc hơi" ngay lập tức tàu vũ trụ.
Nghiên cứu mới này nhằm tìm hiểu một trong những bí ẩn đang diễn ra trong vật lý thiên văn, về việc liệu siêu tân tinh có bắn ra các mảnh vỡ ở một phần tốc độ ánh sáng hay không và liệu những viên đạn vũ trụ này có bắn trúng chúng ta hay không.
Họ cũng cho rằng những viên đạn vũ trụ có thể được bắn ra từ những siêu tân tinh, khiến chúng tăng tốc nhanh hơn bình thường. Mặc dù trước đây lý thuyết này từng được đề xuất nhưng phương pháp tìm kiếm chưa chính xác.
Hai nhà khoa học trên phát triển một mô hình để theo dõi plasma nóng bắn ra từ những thiên thạch cực nhanh này khi chúng va đập vào bầu khí quyển của chúng ta.
"Chúng tôi thấy rằng một viên đạn vũ trụ tương đối sẽ tạo ra sóng xung kích có thể thu được bằng micro và cũng là một tia sáng bức xạ có thể nhìn thấy trong các bước sóng quang - cả hai kéo dài khoảng 1/10 của một mili giây. Khoảng 600 máy dò sóng được thiết lập trên một mạng lưới toàn cầu để thực hiện thủ thuật này" - nhà khoa học Amir Siraj nói với tạp chí Universe Today.