Sinh vật phù du - "kho" lưu trữ CO2 lớn nhất hành tinh

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Không phải đất đai hay thực vật, sinh vật phù du dưới đại dương mới là kho lưu trữ vĩnh viễn CO2 lớn nhất và hiệu quả nhất.
Các sinh vật phù du trong nước biển. (Ảnh: National Geographic)
Các sinh vật phù du trong nước biển. (Ảnh: National Geographic)

Theo nghiên cứu vừa được công bố hôm nay (14/2) của Tổ chức Tiến bộ Khoa học Không gian và Trái đất (AGU), có trụ sở tại Washington, Mỹ, biển cả mới là "kho lưu trữ" CO2 lớn nhất của Trái Đất, chứ không phải đất đai hay thực vật. Nghiên cứu này là một dự án nằm trong Chương trình Khám phá Đại dương Quốc tế (IODP).

Các nhà khoa học đã nghiên cứu khả năng lưu trữ vĩnh viễn CO2 của sinh vật phù du ở các đại dương xung quanh Zealandia - lục địa có 94% diện tích chìm dưới biển, 6% còn lại bao gồm các đảo New Zealand và New Caledonia. Họ nhận ra rằng, lượng CO2 được lưu trữ tương đương với lượng CO2 được thải ra môi trường trong khu vực. Trong thời tiền sử, tỷ lệ CO2 được lưu trữ thậm chí còn cao hơn - chứng tỏ khả năng

"Các loài sinh vật phù du chính là những kho lưu trữ CO2 lớn nhất hành tinh," nghiên cứu khẳng định.

Để có được kết quả trên, đội ngũ nghiên cứu đã khoan vào đáy của Zealandia để khảo sát cách lục địa này hình thành, và phân tích những thay đổi về môi trường được ghi lại trong trầm tích của nó.

Sinh vật phù du - "kho" lưu trữ CO2 lớn nhất hành tinh ảnh 1

Hai nhà khoa học tham gia nghiên cứu đang phân tích các mẫu nước biển thu thập được từ những đại dương quanh Zealandia. (Ảnh: The Conversation)

"Hút" CO2 xuống đáy đại dương

Hầu hết lượng carbon hữu cơ được thải ra từ xác động, thực vật và tảo được các vi khuẩn ở cả đại dương lẫn đất rừng "ăn". Ở biển, sinh vật phù du chiếm đại đa số. Khi chúng chết và chìm xuống, lượng CO2 được cơ thể chúng hấp thụ sẽ được lưu trữ dưới đáy biển sâu.

Bên cạnh đó, xác của chúng khi rơi xuống đáy biển sẽ giúp hình thành nên đá phấn và đá vôi, với thành phần chính là canxi cacbonat (CaCO3). Hai loại đá này có khả năng lưu trữ CO2 rất lớn.

Nghiên cứu cho biết, tỷ lệ hình thành đá phấn và đá vôi từ xác sinh vật phù du là 20 tấn/km2/năm. Diện tích của Zealandia vào khoảng 6 triệu km2, nghĩa là mỗi năm sẽ có 120 triệu tấn đá phấn và đá vôi được hình thành, và 53 triệu tấn CO2 được lưu giữ. Con số này tương đương, thậm chí nhiều hơn lượng CO2 thải ra từ việc đốt nhiên liệu hoá thạch trong khu vực hiện nay (lượng khí thải CO2 tại New Zealand và các đảo xung quanh là 45 triệu tấn mỗi năm, chiếm 0,12% tổng lượng khí thải CO2 toàn cầu).

Sinh vật phù du - "kho" lưu trữ CO2 lớn nhất hành tinh ảnh 2

2 nhà khoa học tham gia nghiên cứu đang bàn luận về các mẫu trầm tích thu thập được tại bàn lấy mẫu. (Ảnh: The Conversation)

Các nhà khoa học dự báo, sự hình thành đá phấn và đá vôi từ xác sinh vật phù du có thể sẽ tăng lên trong tương lai.

"Khi các đại dương ấm lên, CaCO3 sẽ được hình thành nhiều hơn, dù chắc chắn hiện tượng axit hoá đại dương sẽ xảy ra," Giáo sư Rupert Sutherland đến từ Đại học Victoria Wellington (New Zealand), một trong những nhà khoa học tham gia nghiên cứu, cho biết.

Theo The Conversation
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).
Tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ. Ảnh: THX/TTXVN
WHO phê duyệt vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ thứ hai
(Ngày Nay) - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố việc cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine LC16m8 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận vaccine kịp thời tại các cộng đồng đang bùng phát dịch đậu mùa khỉ.