Sở thú Trung Quốc chuẩn bị cho thời kỳ hậu đại dịch

(Ngày Nay) - Tuần trước, sở thú Vũ Hán cuối cùng đã mở cửa trở lại đón công chúng, sau 3 tháng đóng cửa do dịch COVID-19.
Sở thú Trung Quốc chuẩn bị cho thời kỳ hậu đại dịch

Các sở thú tại Trung Quốc cùng nhiều quần thể động vật tại đây đã trở thành nạn nhân của dịch bệnh. Vào cuối tháng 3, một số lượng lớn động vật trong một sở thú ở thành phố Trường Sa đã bị chết đói, nhiều nhân viên khi đó cho rằng việc đóng cửa đã khiến các cơ sở rơi vào cảnh thất thu.

Vấn đề này không chỉ xảy ra ở Trung Quốc. Vào tháng 4, sở thú Neumünster ở miền bắc nước Đức tuyên bố rằng nếu không đủ tiền trang trải thức ăn, nhiều loài động vật sẽ trở thành con mồi cho các loài khác. Họ thậm chí đã lập ra một danh sách trong đó hơn 700 động vật sẽ bị khai tử.

Sở thú Vũ Hán đã may mắn tránh được số phận tương tự. Vào ngày 1/2, hơn một tuần sau khi thành phố phong tỏa, ban quản lý vườn thú đã kêu gọi người dân quyên góp thức ăn tươi cho các loài chim nước tại đây. "Để giữ cho những con vật đáng yêu của chúng ta tồn tại, chúng tôi rất cần sự quyên góp hải sản như các loại cá nhỏ và tôm", sở thú Vũ Hán vận động công chúng.

Rất may, các cư dân Vũ Hán và doanh nghiệp đã nhanh chóng hưởng ứng và giúp nhiều loài vật không rơi vào cảnh chết đói. Vườn thú thậm chí đã chào đón nhiều thành viên mới được ra đời trong 3 tháng qua. Hai chú nai con và một con ngựa con được sinh ra trong thời gian phong tỏa, 5 quả trứng thiên nga đen đã nở, các loài vịt, sếu đầu đỏ, ngỗng và công đều bận rộn bảo vệ trứng của chúng.

Động vật tại sở thú Vũ Hán đã được đảm bảo tính mạng nhờ sự trợ giúp của cộng đồng. Trong cuộc khủng hoảng dịch bệnh, các sở thú công chịu ít tác động hơn nhờ sự hỗ trợ của chính phủ, trong khi các sở thú tư nhân phải dựa vào dòng tiền của chính mình và tìm kiếm sự trợ giúp của các nhà hảo tâm. Nhiều sở thú nhỏ đã buộc phải đóng cửa vĩnh viễn.

Ngay cả các sở thú công cũng không tránh khỏi việc giảm giá vé. Ít nhất một sở thú ở miền bắc Trung Quốc đã cắt giảm lương của nhân viên để vượt qua đại dịch, may mắn là động vật của họ không bị ảnh hưởng.

Tuy nhiên, cuộc sống sau đại dịch cũng không hề dễ dàng. Sau thông báo của sở thú Bronx vào ngày 5/4 về việc một con hổ tên Nadia đã mắc COVID-19, nhiều người nghi ngại sẽ có thêm các ca lây nhiễm trong sở thú. Đã có thêm 7 con mèo lớn khác tại sở thú Bronx, bao gồm 4 con hổ và 3 con sư tử châu Phi, đã được tuyên bố mắc bệnh, các nghiên cứu cho thấy rằng mèo nhà và chồn sương cũng dễ mắc bệnh.

Cho đến nay, có vẻ như các biến chứng của COVID-19 không nguy hiểm đến tính mạng đối với loài mèo. Điều khiến các nhà bảo tồn thực sự lo lắng là tình hình sức khỏe của loài linh trưởng lớn, bao gồm đười ươi, khỉ đột, tinh tinh. Hiện tại không có nghiên cứu về những rủi ro do COVID-19 gây ra cho các loài này, chủ yếu là do không ai dám thực hiện nó: Chi phí của các thí nghiệm này sẽ khiến nhiều nhà nghiên cứu cảm thấy nản lòng.

Các sở thú Trung Quốc đang củng cố các biện pháp phòng chống dịch bệnh, bao gồm bằng cách đặt ra giới hạn về số lượng khách tới hàng ngày, cũng như yêu cầu du khách đeo khẩu trang và đo nhiệt độ.

Hiệp hội Sở thú Trung Quốc đã ban hành một tài liệu khuyến cáo các cơ sở đóng cửa các chuồng nuôi trong nhà và ngăn du khách cho thú ăn.

Tuy nhiên, không phải tất cả các tổ chức đều tuân thủ các khuyến nghị này: công viên động vật hoang dã Tế Nam ở miền đông Trung Quốc vẫn thu phí để du khách cho thú ăn.

Sở thú Vũ Hán đã đặt giới hạn 15.000 khách vào cửa bất cứ lúc nào. Tất cả các địa điểm nuôi nhốt động vật ngoài trời đều mở cửa, nhưng 4 khu vực trong nhà sẽ tạm thời bị đóng cửa. Du khách phải đeo khẩu trang và duy trì khoảng cách hơn 1 mét với nhau mọi lúc.

Theo Sixth Tone
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.