Sơn La: Chồng chết, vợ con nguy kịch do ăn nấm trắng hái trong rừng

Sau khi ăn bữa nấm xào hái trong rừng, người cha đã tử vong ngay tại bệnh viện tỉnh, còn người mẹ và con dâu ngộ độc trong tình trạng nặng được chuyển về điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai.
Một loại nấm độc tán trắng. (Nguồn: Bệnh viện Bạch Mai)
Một loại nấm độc tán trắng. (Nguồn: Bệnh viện Bạch Mai)

Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) vừa tiếp nhận và điều trị cho hai bệnh nhân trong một gia đình ngộ độc do ăn nấm trắng mọc rừng.

Sau khi ăn bữa nấm hái được trong rừng, người cha đã tử vong ngay tại bệnh viện tỉnh, còn người mẹ và con dâu ngộ độc trong tình trạng nặng được chuyển về điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai.

Trước đó, ngày 22/6, vợ chồng chị Vũ Thị T, (40 tuổi), ở Yên Châu, Sơn La cùng 1 vài người vào rừng hái nấm có màu trắng về chế biến món ăn tối cho gia đình.

Đến sáng hôm sau, 3 thành viên trong gia đình gồm chồng, chị T. và con dâu (những người ăn nấm) có biểu hiện đau bụng, nôn và mệt.

Bệnh nhân vào cấp cứu tại bệnh viện huyện, sau đó được chuyển đến bệnh viện tỉnh Sơn La. Do tình trạng suy gan quá nặng, nên chồng chị T. đã tử vong. Chị T. và con dâu sau đó tiếp tục được chuyển về Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) điều trị.

Bác sỹ Nguyễn Tiến Dũng - người trực tiếp điều trị cho 2 mẹ con bệnh nhân T cho biết, bệnh nhân T. bị nhiễm độc gan nặng. Hiện nay, Trung tâm đang áp dụng các biện pháp khác nhau để thải độc, truyền thuốc giải độc, hồi sức, kể cả cùng lúc lọc máu bằng nhiều biện pháp khác nhau cho bệnh nhân. Hiện tại, một bệnh nhân có tiến triển tốt hơn nhưng cũng chưa dám nói trước được điều gì, bệnh nhân còn lại còn rất nặng.

Thạc sỹ Nguyễn Trung Nguyên - Phụ trách Trung tâm Chống độc khuyến cáo, trên thực tế có hàng nghìn loại nấm. Tuy nhiên số loại nấm độc không nhiều, nhưng để phân biệt giữa nấm độc với không độc rất khó, với người dân thường xuyên nhầm lẫn, kể cả với chuyên gia cũng có thể nhầm. Vì vậy, người dân hái nấm hoang ăn rất dễ bị ngộ độc. Nấm độc gây tử vong thường là nấm trông đẹp, bắt mắt và ngon. Thông thường, ngộ độc nấm xảy ra vào mùa Xuân, nhưng lác đác trong năm vẫn có những ca bệnh nhân ngộ độc nấm.

“Vì vậy, người dân tuyệt đối không hái nấm dại để ăn. Có lẽ chỉ có loại nấm mọc hoang dại duy nhất mà người dân có thể yên tâm ăn là mộc nhĩ,” bác sỹ Nguyên nhấn mạnh.

Theo các chuyên gia, một vấn đề rất nguy hiểm cho các nạn nhân ngộ độc nấm và gây khó khăn cho các bác sỹ là các loài nấm gây ngộ độc nặng và tử vong thường là loại có biểu hiện ngộ độc xuất hiện chậm (quá 6 giờ sau ăn và khi đó các chất độc đã vào sâu cơ thể. Do vậy, các biện pháp cấp cứu ban đầu gần như hết tác dụng, các bệnh nhân đến viện muộn, bị tổn thương đường tiêu hóa, viêm gan, suy thận rất dễ tử vong, tỷ lệ tử vong thường rất cao tới 50% hoặc có thể hơn.

Theo Vietnamplus
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.