Sơn La – Nét quyến rũ đầy mê hoặc của miền Tây Bắc

Sơn La, nơi sinh sống lâu đời của 12 dân tộc anh em, mỗi dân tộc đều có những bản sắc văn hóa riêng, tuy nhiên vẫn có những nét tương đồng. Điều này đã làm cho những món ăn Sơn La mang hương vị độc đáo có 1-0-2, tạo nên một Tây Bắc với vẻ quyến rũ đầy mê hoặc.
Sơn La – Nét quyến rũ đầy mê hoặc của miền Tây Bắc

Phần 2. Những món ăn ngon, độc đáo ở Sơn La

Du lịch Sơn La bạn sẽ được trải nghiệm miền đất còn hoang sơ thuần khiết hòa trộn giữa rừng, núi, những dòng suối nước trong veo, những thắng cảnh thiên nhiên hùng vĩ và tấm lòng chân chất, hiếu khách của người dân bản địa và tận hưởng những món ăn ngon, độc, lạ.

Xôi ngũ sắc

Trong kho tàng văn hoá đặc sắc của người Thái, văn hoá ẩm thực là một khối giá trị đồ sộ với những món ăn vừa dân dã, vừa độc đáo, lại ngon và bổ dưỡng.

Xôi ngũ sắc gồm có 5 màu rực rỡ, đều được chế từ các nguyên liệu: rau, củ, quả tự nhiên. Màu xôi đẹp tự nhiên, 5 màu chính của xôi là: trắng, đỏ, xanh, tím và vàng tượng trưng cho: Sức khoẻ, tiền tài, hạnh phúc, môi trường sống, sự thuỷ chung. Trắng là màu nguyên thủy của gạo, các màu còn lại được tạo nên bằng cách ngâm gạo với nước của các loại lá và củ cây rừng.

Sơn La – Nét quyến rũ đầy mê hoặc của miền Tây Bắc - anh 1
Xôi ngũ sắc, không chỉ đẹp, an toàn mà còn có ý nghĩa rất thiêng liêng – Nguồn ảnh: Internet

Việc xôi ngũ sắc được xếp xen kẽ nhau thể hiện cho khát vọng đại đoàn kết các dân tộc anh em của người Thái ở Sơn La, Tây Bắc. Người Thái là dân tộc luôn sống quần tụ thành những bản làng đông đúc, bên những phiêng bãi, khe sông suối; chấp nhận sẻ chia quyền lợi cùng các bản khác, dân tộc khác về nguồn nước, cây rừng để tăng tình đoàn kết, tạo thành sức mạnh chinh phục thiên nhiên, làm chủ cuộc sống nơi rừng thiêng nước độc. Ngoài ra, người xưa quan niệm, xôi ngũ sắc tượng trưng cho ngũ hành: Trắng là màu của kim, xanh là màu của mộc, đen là màu của thuỷ, đỏ là màu của hỏa, màu vàng là màu của thổ. Người ta quan niệm rằng sự tồn tại của Kim, Mộc, Thủy, Hỏa Thổ làm nên sự tươi tốt của Thiên – Địa – Nhân.

Sơn La – Nét quyến rũ đầy mê hoặc của miền Tây Bắc - anh 2
Cận cảnh một nắm xôi ngũ sắc –Nguồn ảnh: Sabell Littmann.
Xôi ngũ sắc là niềm tự hào của chị em phụ nữ Thái, bởi nó thể hiện sự khéo léo, đảm đang của họ. Xôi ngũ sắc được chế biến từ những nguyên liệu thiên nhiên nên ăn rất ngon và bổ dưỡng. Người Thái cho rằng ăn xôi ngũ sắc trong các ngày lễ, tết thì họ sẽ gặp nhiều điều may mắn, tốt lành.

Thịt trâu khô gác bếp

Làm khô là cách dự trữ thức ăn rất phổ biến của đồng bào Thái. Thịt trâu khô là một trong những cách dự trữ ấy nhưng hương vị đặc biệt lại khiến những ai đã từng ăn nó phải còn nhớ mãi sự đậm đà của nó.
Sơn La – Nét quyến rũ đầy mê hoặc của miền Tây Bắc - anh 3
Hạt mắc khén, loại gia vị mang lại hương vị độc đáo cho các món ăn nơi đây. Nguồn ảnh: Yukata
Để làm thịt trâu khô, người Thái thường lựa thịt ở bắp, ít gân, thớ thịt đều, đẹp. Thịt trâu lọc bỏ gân, thái miếng dài khoảng 15cm, rộng 7 – 8cm, dày khoảng 2 – 3 cm, rồi đem ướp gia vị. Gia vị để ướp khá phức tạp, gồm nhiều thứ: ngoài muối, đường, mỳ chính, còn có ớt, sả, tỏi, gừng, mắc khén (loại gia vị chỉ có ở vùng núi), tất cả được đem giã nhỏ, trộn đều rồi ướp với thịt trong khoảng 2 – 3 tiếng cho ngấm. Sau đó, dùng que xiên thịt rồi đem phơi nắng hoặc để trên gác bếp. Khi thịt đã khô thì đồ lại trong khoảng hơn một tiếng để thịt chín đều. Có thể ăn ngay hoặc treo trên gác bếp để dùng dần.
Sơn La – Nét quyến rũ đầy mê hoặc của miền Tây Bắc - anh 4
Thịt trâu khô là món ăn ngon, đậm đà hương vị của núi rừng Tây Bắc. Nguồn ảnh: monngonbamien.com
Sơn La – Nét quyến rũ đầy mê hoặc của miền Tây Bắc - anh 5
Thịt trâu khô là món ăn ngon, đậm đà hương vị của núi rừng Tây Bắc. Nguồn ảnh: monngonbamien.com

Khi ăn, thịt trâu khô có thể đem nướng trên than hồng hoặc hấp lại cho thịt mềm, rồi mang xé tơi như mực. Thịt trâu khô có hương vị rất đặc biệt, vị cay của ớt, vị nồng của tỏi, vị ngọt của thịt và nhất là mùi đặc trưng của khói bếp, mùi thơm không trộn lẫn cùng vị tê tê nơi đầu lưỡi khi ăn của hạt mắc khén.

Pa Pỉnh Tộp (Cá nướng gập)

Cá nướng gập hay còn được gọi là Pa Pỉnh Tộp -một món cá nướng của dân tộc Thái tại Sơn La. Món cá hấp hẫn bởi mùi vị của các gia vị đặc trưng như: mắc khén, gừng, xả, ớt tươi, rau mùi, rau thơm, hành tươi, húng… hòa quyện vào những con cá tươi.
Sơn La – Nét quyến rũ đầy mê hoặc của miền Tây Bắc - anh 6
Ướp và xiên cá để chuẩn bị nướng trên than hồng. Nguồn ảnh: Internet
Cá được chọn thường là cá chép, cá trắm hoặc cá trôi khoảng từ 200-400gam/con sau đó mang mổ dọc sống lưng để nguyên nội tạng, bỏ mật và nhồi vào bụng cá các loại gia vị rồi gập đôi lại, kẹp vào vỉ nướng hoặc xiên vào cây để nướng trên than hồng.
Sơn La – Nét quyến rũ đầy mê hoặc của miền Tây Bắc - anh 7
Cá đã chín thơm lừng, ăn cùng xôi và nhắm chút rượu thật tuyệt biết bao- Nguồn ảnh: Phạm Tân

Khi cá đã chín mùi thơm từ gia vị, mùi thơm đặc trưng của cá nướng, mùi cay cay của mắc khén sẽ lan tỏa khắp nơi. Cá vàng rộm là ngon nhất. Lúc này bạn có thể ăn cùng với xôi dẻo mới đúng vị, mới cảm nhận được hết vị ngọt béo của cá và mùi đặc trưng của các loại gia vị.

Nậm Pịa

Trong tiếng Thái “nậm” có nghĩa là canh, “pịa” là chất sền sệt ở trong ruột non của bò. Nậm Pịa là món ăn được làm từ tiết bò hoặc tiết dê để đông lại, đuôi, dạ dày, cuống tim và nguyên liệu quan trọng nhất không thể thiếu đó chính là ‘pịa’, một thứ nước sền sệt từ bên trong ruột non của con bò.
Để lấy pịa, người ta chọn một đoạn ruột non ngon, ninh xương và lục phủ ngũ tạng lên để lấy nước, sau đó họ đổ pịa vào, có nơi còn cho thêm chút mật bò vào pịa. Phần ruột non sau khi lấy phải buộc chặt hai đầu, sau đó cắt thành khúc, trộn kèm rau thơm, bột mắc khén (hạt tiêu rừng), tỏi, ớt, mùi tàu…tất cả các gia vị được băm nhỏ rồi đun sôi lên. Nồi pịa được nấu đến khi nồi pịa sánh, sền sệt lại. Món nậm pịa ăn kèm với rau chuối và bạc hà.
Sơn La – Nét quyến rũ đầy mê hoặc của miền Tây Bắc - anh 8
Món Nậm Pịa có mùi không được hấp dẫn nếu chỉ nếm miếng đầu. Nguồn ảnh: Vnexpress.net

Khi chín, món nậm pịa có màu nâu, nước sền sệt, khi ăn sẽ thấy vị đắng và mùi hơi khó ngửi. Nhưng khi đã nếm đôi ba miếng, bỏ qua những cảm nhận ban đầu về mùi và vị, thì những miếng tiếp theo, ta sẽ cảm nhận được mùi thơm của mắc khén, một loại gia vị của núi rừng. Vừa ăn nậm pịa, vừa nhấm nháp chén rượu thơm, ta lại thấy miếng nậm pịa đắng nơi đầu lưỡi và ngọt nơi cuống lưỡi. Món nậm pịa tuy vậy nhưng lại rất an toàn cho những ai yếu bụng.

Cơm lam

Cơm lam là một món ăn đặc trưng của các dân tộc vùng Tây Bắc, Tây Nguyên. Cơm lam được chế biến rất đơn giản từ gạo nếp, tại Sơn La theo phong tục của người Thái ngày xưa thì Cơm lam chỉ được làm sau khi thu hoạch xong vụ lúa mới, đặc biệt là người ta thích nấu bằng gạo nếp nương, gạo nếp được ngâm ủ qua đêm cho vào từng ống tre mà bà con gọi là may khâu (Lam Pa Ngà), thêm nước vừa đủ và nút lại bằng lá chuối hoặc lá dong rồi đưa lên bếp củi đốt cho đến khi vỏ ống nứa cháy sém lan tỏa mùi thơm từ gạo, ống nứa không còn nước là chín.
Sơn La – Nét quyến rũ đầy mê hoặc của miền Tây Bắc - anh 9
Cơm Lam- Món ăn dân dã nhưng đậm hương vị của miền Tây Bắc. Nguồn ảnh Dân Việt.vn
Sau đó chẻ tách từng phần cật chỉ còn lại lớp lụa mỏng bó chặt từng cây cơm trắng nõn. Bạn phải thật khéo khi chẻ ống cơm lam nếu không chẻ khéo không giữ được lớp lụa mỏng thì coi như cơm lam đã mất đi một nửa giá trị. Trên lớp vỏ lụa trắng mỏng ấy có thoáng chút mặn, chút hương của rừng và của khói làm cho miếng cơm dẻo thật sự thăng hoa, cơm lam thường được chấm muối hoặc vừng tùy theo từng sở thích của mỗi người, cũng có những vùng người dân ăn cơm lam với chẩm chéo món chấm đặc trưng của dân tộc Thái, Chẩm Chéo được chế biến từ muối, ớt tươi nướng, rau mùi và mắc khén. Người Sơn La cho rằng không có mắc khén không làm ra chẩm chéo, không có chẩm chéo không thành bữa cơm lam.
Sơn La – Nét quyến rũ đầy mê hoặc của miền Tây Bắc - anh 10
Chẩm chéo với các nguyên liệu đặc trưng của núi rừng Tây Bắc. Nguồn ảnh Hoa ban Food

Tại các khu tắm khoáng nước nóng ở Sơn La bạn sẽ dễ dàng mua được cơm lam, không gì tuyệt hơn khi vừa được đắm mình trong làn nước khoáng trong lành, ấm áp vừa được thưởng thức món cơm độc đáo này.

Xem thêm:

Những địa danh nhất định phải khám phá tại mảnh đất hình chữ S hè 2015 (phần 1)

Dọc miền sông nước thưởng thức món ngon Nam Bộ

Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.