Sơn móng tay dạng gel có nguy cơ gây ung thư da?

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Sơn móng tay dạng gel và các loại đèn UV dùng để chiếu làm khô, đánh bóng sơn móng tay đang bị lo ngại về nguy cơ gây ung thư da.
Sơn móng tay dạng gel tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe.
Sơn móng tay dạng gel tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe.

Sơn móng dạng gel khô ngay lập tức, khó bị nứt hỏng và bền hơn loại sơn móng thông thường. Nhưng nó cũng đi kèm một số nguy cơ nhất định.

Các chất gây hại có trong sơn gel

Chất toluence có trong sơn móng tay khi bốc hơi trong không khí gây kích thích thần kinh, mắt, cổ họng và phổi. Chất ethylacetate và butylacetate (thường được sử dụng làm dung môi đánh bóng móng tay) gây kích ứng tim, gan, phổi.

Chất phthalate và toluence có trong sơn móng nếu hấp thụ trong thời gian dài sẽ gây hại cơ thể. Toluence là một chất phụ gia có trong xăng xe, nếu sử dụng quá nhiều hóa chất này có thể gây ảnh hưởng lớn đến hệ thần kinh trung ương, gây tác hại đến cả khả năng sinh sản ở chị em phụ nữ, ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi có thể gây sảy thai hoặc làm dị dạng thai nhi.

Nguy cơ của sơn móng dạng gel

Sơn móng dạng gel được thiết kế để sử dụng các đèn LED phát ra tia UVA, giúp sơn khô nhanh. Trong khi tia UVB có thể khiến bạn bị cháy da (như UVB từ tia nắng mặt trời), thì UVA lại chịu trách nhiệm cho quá trình lão hóa, các tổn thương da và ung thư.

Rắc rối trong việc hiểu về nguy cơ gây hại cho sức khỏe của sơn móng dạng gel nằm ở chỗ không có tiêu chuẩn chung nào khi thực hiện kỹ thuật chăm sóc móng sử dụng sơn dạng gel ở các tiệm làm móng như: Thời gian giữa mỗi lần sơn lại móng là bao lâu; Nên sấy khô móng trong bao lâu là an toàn?

Dù khả năng phơi nhiễm tia cực tím từ đèn dùng trong tiệm làm móng là thấp. Tuy nhiên, chỉ trong 10 phút bàn tay của bạn tiếp xúc với năng lượng tương đương với người công nhân làm cả ngày dưới ánh nắng mặt trời. Hội Da liễu Mỹ đã từng cảnh báo, những người thường xuyên sơn móng, tuy thời gian sử dụng đèn hong khô móng là khá ngắn, nhưng tia UV của đèn mạnh gấp 4 lần so với ánh nắng mặt trời và chúng có thể tích lũy trong thời gian dài, nguy hại đến sức khỏe của da.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, khi sử dụng máy hong móng tay với tia UV từ 8-208 lần (tùy thuộc loại máy) có thể phá hủy các thế bào da theo hướng làm tăng nguy cơ ung thư. Những điều đó có nghĩa là để có một bộ móng đẹp, bạn phải đánh đổi lại da tay sẽ nhanh bị nhăn nheo, lão hóa. Những người thường xuyên đi làm móng, nhiều lần ghé tiệm nail hàng tháng sẽ đối diện nguy cơ cao hơn khi tiếp xúc liên tục với UVA.

Sử dụng thiết bị bảo vệ để tránh nguy cơ gây hại

Trong số những người đã mang thiết bị bảo vệ da khi sơn móng dạng gel, có một số kỹ thuật phổ biến được ưa thích như: găng tay không móng và kem chống nắng. Chị em khi đi làm nail thì nên dùng găng tay không móng để che toàn bộ da tay của bạn khỏi tia UV. Hoặc biện pháp khác là dùng kem chống nắng che phần da tay. Tuy nhiên có quá nhiều vấn đề cần lưu ý trong việc sử dụng kem chống nắng. Trước hết, nhiều loại kem chống nắng cần khoảng 20 phút mới bắt đầu có tác dụng. Nhưng thực tế là không ai khoa kem chống nắng rồi lại chờ 20 phút mới làm móng.

Hơn nữa, toàn bộ quá trình sơn móng bằng loại sơn dạng gel (bao gồm cả việc massage, cắt móng...) có thể can thiệp vào ý định thoa kem chống nắng hay thậm chí làm phai lớp bảo vệ mà bạn đã cẩn trọng thoa lên từ trước. Điều đặc biệt lưu ý là: Kem chống nắng không được phê duyệt sử dụng nếu có sự hiện diện của các loại đèn LED. Do tất cả các loại kem chống nắng đều được thử nghiệm bên dưới ánh sáng tương tự loại phát ra từ mặt trời. Nhưng lượng tia UVA phát ra từ các đèn LED cao hơn rất nhiều so với từ mặt trời. Do đó, chưa có đánh giá cụ thể liệu thoa kem chống nắng khi làm móng thì có tác dụng bảo vệ gì không?

Với những đánh giá ở trên cho thấy, bạn nên cẩn trọng để bảo vệ sức khỏe bản thân trước khi quyết định sơn móng dạng gel. Phụ nữ chỉ nên sử dụng sơn móng tay dạng gel cho những dịp đặc biệt nhằm giảm nguy cơ bị ảnh hưởng từ hóa chất. Bởi vì móng tay phải mất 6 tuần để trở bình thường sau khi sơn dạng gel.

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy trao Bằng khen của Bộ trưởng cho các cá nhân có thành tích xuất sắc. Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN.
Tôn vinh những người trao truyền văn hóa dân tộc ở cộng đồng
(Ngày Nay) - Hội nghị tuyên dương già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín có nhiều đóng góp trong bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc đã diễn ra chiều 18/4 tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
(Ngày Nay) - Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh, Thị xã Cửa Lò, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024 chủ đề “Cửa Lò - Khát vọng tỏa sáng”.
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
(Ngày Nay) - Apple đã nỗ lực tách biệt dòng iPhone thường và iPhone Pro để biện minh cho việc tăng giá của dòng Pro mà không làm giảm tiềm năng của dòng cơ bản. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa hai loại này có thể thay đổi vào cuối năm nay nhờ công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Dữ liệu mới nhất do Cục Thống kê Australia (ABS) công bố cho thấy tỷ lệ sinh ở Australia hiện thấp gần như ở mức kỷ lục, cho dù nước này đã áp dụng chính sách “tiền thưởng sinh con” từ cách đây 20 năm (2004) để khuyến khích người dân sinh con nhằm khắc phục tình trạng già hóa dân số. Các chuyên gia cho rằng thực tế này có thể gây ra những hậu quả sâu rộng đối với lực lượng lao động, hệ thống y tế và bản sắc văn hóa của đất nước.
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.