Sông 'nuốt' nhà ở Hòa Bình: Cảnh báo từ năm trước

TS Trịnh Xuân Hòa, Phó Viện trưởng Viện Khoa học địa chất và khoáng sản, Trưởng đoàn khảo sát của Bộ Tài nguyên và Môi trường chia sẻ với Tiền Phong một số thông tin về tình hình trượt lở đang diễn ra nghiêm trọng ở Hòa Bình.
Sông 'nuốt' nhà ở Hòa Bình: Cảnh báo từ năm trước

Theo ông Hòa, thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, đoàn công tác gồm nhiều chuyên gia trong lĩnh vực địa chất đã bắt đầu công việc từ 1/8/2017. Đoàn tiến hành khảo sát tại 3 khu vực đang có tai biến địa chất mạnh là khu vực xóm Máy Giấy, xã Dân Hạ, huyện Kỳ Sơn; khu vực phường Đồng Tiến, nằm ở đầu thành phố Hòa Bình và khu vực phường Chăm Mát, phường Thái Bình của thành phố Hòa Bình.

Tại khu vực huyện Kỳ Sơn, tình trạng sạt lở diễn ra nghiêm trọng, làm mất đường, ảnh hưởng đến 7-8 hộ dân. Chính quyền địa phương đã rào đường cấm người dân quan lại và thực hiện di dời các hộ trong vùng nguy hiểm đến nơi an toàn.

Ở khu vực phường Đồng Tiến, đầu thành phố Hòa Bình có hàng loạt nhà đã sập xuống sông. Khu vực phường Chăm Mát và phường Thái Bình, thành phố Hòa Bình cũng xảy ra sụt lún, sạt lở nghiêm trọng.

Theo ông Hòa, nguyên nhân là mưa lớn kéo dài nhiều ngày khiến cho đất bị ngấm nước, bão hòa, dễ trượt lở. Ví dụ phường Đồng Tiến, nơi hàng loạt nhà dân sập xuống sông là khu vực có nền đất yếu, đất mượn. Việc xây dựng không theo quy chuẩn kỹ thuật tốt. Nền đất yếu kết hợp với mưa lớn kéo dài đã dẫn đến tình trạng như trên.

TS Hòa cũng cho biết, nguy cơ sạt lở, sụt lún của 3 phường Đồng Tiến, Chăm Mát và Thái Bình đã được cảnh báo từ năm ngoái, khi các nhà khoa học thực hiện một đề tài nghiên cứu ở khu vực này. Các nhà khoa cũng đã khuyến cáo chính quyền địa phương di dời hàng chục hộ dân nằm trong vùng nguy hiểm. “Theo tôi được biết, chính quyền địa phương đã có biện pháp động viên và bố trí người dân di dời nhưng mức độ chưa đạt như mong muốn”, ông Hòa nói.

Ông Hòa cho biết thêm, trong lần khảo sát này, đoàn công tác sẽ mở rộng khảo sát để xem với tình hình khí hậu ngày càng phức tạp như hiện nay thì vùng ảnh hưởng có thể xảy ra trong tương lai rộng đến đâu, những hộ gia đình nào sẽ bị ảnh hưởng. Trên cơ sở đó, có thể ra đề xuất di dời toàn bộ dân khu vực đường 6, phía đầu thành phố, đồng thời có thể quy hoạch lại khu vực này để đảm bảo an toàn vì đường quốc lộ 6 rất gần với sông Đà. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng đánh giá thêm các nguy cơ do hiện tượng khác như hoạt động khai thác khoáng sản.

Theo Tiền Phong
Ảnh minh họa
Khu vực Hà Nội, ngày có mưa vài nơi
(Ngày Nay) -  Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hiện qua phân tích trên ảnh mây vệ tinh, ảnh rada thời tiết và số liệu định vị sét cho thấy vùng mây đối lưu đang phát triển và gây mưa cho các quận, huyện: Chương Mỹ, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Phú Xuyên, Thường Tín, Thanh Oai.
Ảnh minh họa
Thí sinh chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024 từ ngày 2/5
(Ngày Nay) - Từ ngày mai (2/5), các thí sinh đang học lớp 12 sẽ bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024 theo hình thức trực tuyến. Thí sinh tự do đăng ký thi bằng hình thức trực tiếp tại các đơn vị do Sở Giáo dục và Đào tạo quy định. Thời gian đăng ký dự thi đến 17 giờ ngày 10/5/2024.
Ảnh minh họa
Các cơ sở y tế khám, cấp cứu gần 964.700 bệnh nhân trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5
(Ngày Nay) - Chiều 1/5, thông tin từ Bộ Y tế cho biết, theo số liệu tổng hợp từ báo cáo của các cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế, 63 Sở Y tế các tỉnh, thành phố và y tế ngành trên toàn quốc trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 (từ ngày 27/4 đến ngày 1/5), tổng số bệnh nhân đang điều trị tại các cơ sở khám chữa bệnh là 251.089 người.
Hơn 61.000 lượt người vào Lăng viếng Bác dịp lễ 30/4 và 1/5
Hơn 61.000 lượt người vào Lăng viếng Bác dịp lễ 30/4 và 1/5
(Ngày Nay) -  Theo Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 (từ 27/4 - 1/5, riêng thứ Hai ngày 29/4 không tổ chức Lễ viếng Bác), đã có 61.417 lượt người vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó có 3.919 lượt khách nước ngoài.