"Sốt" vắc xin 5 trong 1 dịch vụ: Đừng để con chết vì thiếu hiểu biết

Trên thực tế, loại vắc xin nào cũng có thể gây biến chứng nhưng có nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy, các mẹ cần có cái nhìn đúng đắn...
"Sốt" vắc xin 5 trong 1 dịch vụ: Đừng để con chết vì thiếu hiểu biết

Nếu một người tử vong sau khi tiêm vắc xin, có thể do các yếu tố: hoá chất gây độc trong thành phần của thuốc; do độc lực của các yếu tố gây bệnh làm suy yếu đi, nếu cơ thể trẻ có sức đề kháng kém, thì sẽ phát bệnh điển hình của loại bệnh mà loại vắc xin đó phòng chống; do sốc phản vệ, bản chất là một loại dị ứng của cơ thể với các loại chất lạ; và có thể là những cái chết ngẫu nhiên do các bệnh nền âm thầm hay những nguyên nhân chưa rõ ràng. Số lượng chết của trẻ dưới 1 tuổi mỗi ngày ở Việt nam lên đến 70 em, do vậy, việc trùng lặp vào thời điểm tiêm vắc xin là điều bình thường.

Để giảm thiểu khả năng bùng phát dịch bệnh, tỷ lệ tiêm phòng với loại bệnh đó phải đạt ít nhất 80 - 90% số trẻ/số người thuộc đối tượng phải tiêm phòng. Khi một phần quan trọng của cộng đồng được tiêm chủng chống lại một bệnh truyền nhiễm thì hầu hết các thành viên của cộng đồng sẽ gián tiếp được bảo vệ chống lại bệnh đó bởi vì có rất ít cơ hội cho dịch bệnh bùng phát.

Vì sao Quintaxem miễn phí còn Pentaxim 700.000/mũi?

Bác sĩ Lương Quốc Chính trả lời: Để giúp đa số người dân Việt Nam tiếp cận được với vắc xin phòng các bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B và nhiễm khuẩn do vi khuẩn Hib nhằm nâng cao tỷ lệ tiêm phòng và củng cố miễn dịch cộng đồng, Chính phủ và Bộ Y tế Việt Nam đã chọn Quinvaxem cho chương trình tiêm chủng mở rộng, tức miễn phí.

Quinvaxem có ưu điểm là vắc xin bất hoạt cho nên sẽ kích thích miễn dịch tốt hơn các loại vắc xin khác (các loại vắc xin vô bào). Hơn nữa, hiện nay Quinvaxem là loại vắc xin rất rẻ và được tài trợ bởi Tổ chức Y tế Thế giới cho nên sẽ càng giúp cho cộng đồng dễ dàng tiếp cận được với loại vắc xin này.

Còn Pentaxim là loại vắc xin tiêm dịch vụ nên người dân phải chi trả chi phí cho điều này.

Sai sót trong bảo quản Quinvaxem có biến vắc xin thành chất độc?

Trao đổi với Zing News, bác sĩ Huỳnh Phước Sang tốt nghiệp chuyên ngành đa khoa, hiện là Chuyên viên tư vấn cao cấp các dự án đầu tư phát triển Y tế và các mô hình xã hội hóa cho biết một số thông tin về vấn đề y tế, sức khỏe đang được quan tâm hiện nay:

Nhiều người đặt ra câu hỏi về cách bảo quản vắc xin bởi họ cho rằng sự sai sót nào đó, đặc biệt ở các địa phương, vùng quê đã biến Quinvaxem – loại vắc xin được chính phủ Việt Nam lựa chọn để tiêm chủng mở rộng (miễn phí) trở thành nguyên nhân gây ra các vụ tử vong cho trẻ.

Nên hiểu rằng tiêm phòng dịch là một hoạt động tạo miễn dịch cộng đồng toàn thế giới. Khi có dịch bệnh, nó không bị hạn chế ở đường biên giới các quốc gia mà lan tràn rất nhanh. Vì thế các nước giàu có, họ muốn tự bảo vệ mình thì phải hỗ trợ các nước kém phát triển phòng dịch như là xử lý từ gốc vấn đề.

Vì thế không ngạc nhiên nếu họ viện trợ cho chúng ta cũng như nhiều nước đang phát triển khác vắc xin. Họ viện trợ thì phải đảm bảo tính an toàn và hữu hiệu của loại vắc xin đó. Họ đã tính toán trước việc bảo quản và sử dụng ở các môi trường vùng sâu vùng xa ở những nước kém phát triển hơn cả Việt Nam.

Vắc xin phải được bảo quản lạnh và tránh ánh sáng. Vì thế thuốc phải được trang bị hệ thống dây chuyền bảo quản lạnh chuẩn mực, với nhiều dụng cụ đo và cảnh báo khi nhiệt độ thay đổi không phù hợp. Đồng thời huấn luyện nhân viên y tế rất kỹ lưỡng.

"Sốt" vắc xin 5 trong 1 dịch vụ: Đừng để con chết vì thiếu hiểu biết ảnh 1

Tem cảnh báo an toàn trên lọ vắc xin

An toàn sau cùng chính là Tem Cảnh Báo trên lọ vắc xin. Tem này là hình tròn màu tím, có hình vuông màu trắng bên trong, khi nhiệt độ thay đổi vượt ngưỡng cho phép, thì hình vuông sẽ chuyển sang màu tím và không trắng trở lại được. Vì vậy, chỉ cần quan sát tem chỉ thị màu này là biết lọ vắc xin đó từng bị bảo quản ở nhiệt độ không đúng hay không, có còn đủ tiêu chuẩn sử dụng hay không.

Vì vậy, việc bảo quản vắc xin là một quá trình nghiêm ngặt và kỹ lưỡng hơn cả các loại dược phẩm khác, nên việc có các biến chứng do bảo quản kém là rất hiếm.

Lý do các nước phát triển không sử dụng vắc xin Quinvaxem?

Vắc xin đắt tiền (dịch vụ) thì ít tác dụng phụ hơn, nhưng sức bảo vệ yếu hơn còn loại rẻ tiền (miễn phí) thì có nhiều tác dụng phụ hơn nhưng bảo vệ mạnh hơn. Nên chưa chắc đắt tiền đã là tốt hơn. Đắt hay rẻ là do công nghệ sản xuất, (như sản xuất ti vi đen trắng giờ đắt hơn tivi màu).

Sở dĩ các nước giàu, họ chọn loại vắc xin đắt tiền ít tác dụng phụ nhưng bảo vệ yếu hơn vì hệ thống y tế họ mạnh, họ sẵn sàng ứng phó tốt khi có dịch bệnh xảy ra. Và ngược lại, Tổ chức y tế thế giới khuyến cáo các nước có hệ thống y tế yếu nên chọn loại vắc xin mạnh mẽ hơn (Quinvaxem), đảm bảo dịch bệnh ít bùng phát hơn, tất nhiên sẽ có tác dụng phụ một chút.

Tác dụng phụ nhỏ như sốt, mệt thì có, còn gây chết thì phải xem lại. Mỗi ngày, Việt Nam có khoảng 70 trẻ dưới 1 tuổi chết không rõ nguyên nhân, nên việc trùng hợp vào đợt chích vắc xin không phải quá kỳ lạ. Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã tuyên bố an toàn, chưa có trường hợp chết nào do Quinvaxem cả.

Tóm lại nên tiêm chủng cho trẻ, tiêm loại miễn phí hay dịch vụ đều được, chỉ có điều, khi có dịch bệnh xảy ra, dịch sẽ ưu tiên chọn lựa trẻ để gây bệnh theo thứ tự sau:

1. Trẻ không tiêm ưu tiên bị trước

2. Trẻ tiêm loại dịch vụ bảo vệ kém ưu tiên bị thứ hai

3. Sau cùng mới đến trẻ tiêm loại rẻ tiền bảo vệ mạnh mẽ

Các bậc phụ huynh cần cân nhắc lựa chọn cho con mình. Đừng vì mải miết chạy theo "phong trào" tiêm dịch vụ, rồi tiêm phòng muộn mà hại chết con mình vì những thiếu hiểu biết bầy đàn.

Để giảm thiểu khả năng bùng phát dịch bệnh, tỷ lệ tiêm phòng với loại bệnh đó phải đạt ít nhất 80 - 90% số trẻ/số người thuộc đối tượng phải tiêm phòng.Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) bày tỏ sự lo ngại, nếu phụ huynh không tiêm chủng mở rộng nữa, dịch sẽ bùng lên.

Tuy nhiên vụ việc hỗn loạn chen lấn để tiêm vắc xin dịch vụ Pentaxim tại 182 Lương Thế Vinh hôm 25/12 cho thấy người dân đang quay lưng với Quinvaxem trong khi Pentaxim đang khan hiếm hàng. Lượng cầu vượt gấp nhiều lần số lượng có thể cung cấp.

Điều này có thể dẫn tới hậu quả là hàng triệu bà mẹ không có tiền sẽ không muốn cho con mình đi chích loại miễn phí vì lo sợ, điều đó sẽ dễ dàng bùng lên dịch bệnh khiến trẻ gặp nguy hiểm.

Nha Trang

Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.