Tác giả công trình nghiên cứu gen người Việt phải khóa bình luận trên Facebook

Chính các nhà nghiên cứu cũng bất ngờ khi phát hiện hệ gen của người Việt rất giống hệ gen người Thái và khác xa hệ gen của người Hán ở phía Bắc.
Chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu về bộ gen của người Việt”, GS.TS. Nguyễn Thanh Liêm.
Chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu về bộ gen của người Việt”, GS.TS. Nguyễn Thanh Liêm.

Được tạp chí di truyền quốc tế uy tín Human Mutation xác nhận và công bố, song “Nghiên cứu về bộ gen của người Việt” do các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu Tế bào gốc - Công nghệ gen Vinmec (VRISG) đang khiến dư luận trong nước “tranh cãi” với những quan điểm trái chiều.

Chính các nhà nghiên cứu cũng bất ngờ khi phát hiện hệ gen của người Việt rất giống hệ gen người Thái và khác xa hệ gen của người Hán ở phía Bắc. Kết quả này khi công bố đã tạo ra dư luận trái chiều. Bên cạnh những ý kiến thể hiện ngạc nhiên, là những ý kiến “tiêu cực” - thậm chí khiến Chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu về bộ gen của người Việt”, GS.TS. Nguyễn Thanh Liêm phải “khóa bình luận” trên mạng xã hội Facebook.

Hệ gen đặc biệt của người Việt

GS.TS. Nguyễn Thanh Liêm cho biết, có những phản ứng tiêu cực sau khi “Nghiên cứu về bộ gen của người Việt” được công bố. “Nhiều người cho rằng người Việt nguồn gốc người Hán (từ Trung Quốc xuống). Nhiều bạn trẻ vẫn “mặc định” như vậy, tạo ra một cuộc tranh cãi trên mạng xã hội Facebook. Tôi có vào trang của một số bạn phản đối để tìm hiểu, thì thấy có những bạn rất cực đoan. Họ phản đối, thậm chí dùng lời lẽ khiếm nhã, có những ý kiến không được tích cực. Tôi đã phải khóa bình luận trên Facebook”, TS. Nguyễn Thanh Liêm nói.

Tranh cãi bắt nguồn từ kết quả nghiên cứu cho thấy, 700.000 đột biến gen chỉ có ở người Việt Nam mà không có ở các quần thể khác. Đây là một phát hiện bất ngờ và thú vị, bởi khi so sánh với các cộng đồng xung quanh, hệ gen người Việt Nam khá gần gũi với hệ gen của người Thái, nhưng rất khác so với hệ gen của người Hán, đặc biệt là người Hán ở phía Bắc Trung Quốc.

“Hệ gen của người Việt “nằm cạnh” hệ gen của người Hán (hay người Hoa) ở phía Nam Trung Quốc. Nó cũng có sự giao thoa, nhưng đặc biệt là sự chống lấn rất ít. Đây là điểm khá bất ngờ và thú vị. Với chúng tôi, kết quả này rất “kỳ lạ”, khi trải hàng nghìn năm nhưng người Việt vẫn giữ được ngôn ngữ riêng và giữ được bộ gen khác biệt. Đó giống với sức sống mãnh liệt của người Việt”, TS. Nguyễn Thanh Liêm cho biết.

TS. Nguyễn Thanh Liêm và nhóm nghiên cứu tin tưởng về lĩnh vực y sinh, kết quả này sẽ là cơ sở tham chiếu đầy đủ nhất từ trước đến nay về hệ gen người Việt.

Những hoài nghi với “Nghiên cứu về bộ gen của người Việt”

Nhóm các nhà khoa học ban đầu đi theo “Nghiên cứu phổ đột biến gen của trẻ em bị tự kỷ tại Việt Nam”. TS. Nguyễn Thanh Liêm xác nhận rằng, xuất phát điểm của nghiên cứu không phải với mục đích so sánh hệ gen người Việt với người Hán.

“Kết quả này nằm ngoài mục đích ban đầu và là kết quả bất ngờ. Khi đã có kết quả, chúng ta đương nhiên phải tận dụng kết quả để nghiên cứu sâu thêm”, ông Liêm nói.

Nhóm nghiên cứu đã lựa chọn 305 người Kinh khỏe mạnh, có ít nhất 3 đời là người Kinh, không có tiền sử bệnh di truyền và không có quan hệ huyết thống tham gia.

Theo Phó GS.TS. Lê Sỹ Vinh, Giảng viên Đại học Quốc gia - một thành viên của nhóm nghiên cứu, đã có ý kiến cho rằng số mẫu này quá nhỏ không thể đại diện cho cả một quần thể.

“Tôi đã tham khảo các công bố gen trên thế giới, trong đó các nghiên cứu về mối quan hệ giữa các quần thể dựa trên hệ gen người. Nghiên cứu liên quan tới 1.928 người châu Á của 73 quần thể người châu Á và lấy mẫu 26 cá thể trong 1 quần thể. Hệ gen của mỗi người có sự kết hợp của hệ gen của cả các thế hệ tổ tiên. Do đó, khi phân tích một hệ gen chỉ cần một số lượng cá thể vừa phải vẫn có đủ kết quả đáng tin cậy. Nghiên cứu này có số mẫu cá thể tương đối lớn, với 60 cá thể trên một quần thể, phù hợp để có kết quả đáng tin cậy”, ông Vinh khẳng định.

Ông Lê Sỹ Vinh cho biết thêm, cơ sở này không phải dữ liệu của người bệnh. Đây là cơ sở dữ liệu của người khỏe. Để nghiên cứu hết về bệnh phải tiến tới được y học cá thể hóa.

Khi được hỏi về “Nghiên cứu về bộ gen của người Việt” đang gây tranh cãi, PGS.TS. Trần Huy Thịnh, Phó Trưởng Bô môn Hóa-Sinh, Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Gen - Protein, Đại học Y Hà Nội nêu quan điểm rằng, kết quả khi quá tương đồng hay quá khác biệt cũng gây ra tác động tới xã hội, nhất là khi 2 chủng tộc ở cạnh nhau, rất gần nhau lại có phân tích hệ gen hoàn toàn khác biệt sẽ gây hoài nghi và không lý giải được hết.

“Có những công bố nói rằng gen người Việt khác hoàn toàn gen người Hán ở sát bên cạnh. Đó là thông tin về mặt khoa học. Hiện nay, nghiên cứu này mới chỉ là kết quả mang tính chất bước đầu và chỉ trả lời một số câu hỏi về bộ gen. Việc chúng ta tìm hiểu thông tin, phải đứng ở nhiều góc cạnh khác nhau để nhìn nhận mới mang tính chất đầy đủ”, ông Trần Huy Thịnh nói.

PGS.TS. Trần Huy Thịnh cũng cho rằng, việc áp dụng kết quả này vào phát triển khoa học kỹ thuật nói chung và y học nói riêng vẫn cần phải có nhiều nghiên cứu mang tính chất sâu hơn, rộng hơn với cỡ mẫu lớn hơn, để xây dựng một cơ sở dữ liệu Big Data về đặc điểm gen của người Việt.

Theo VOV
BTC chương trình với nỗ lực không ngừng nghỉ nhằm mang đến những kỷ niệm đẹp cho các bạn học sinh Ảnh: BTC.
Điểm nhấn thú vị trong ngày hội tư vấn tuyển sinh Diễn Châu 3 Open Day
(Ngày Nay) - Tiếp nối 14 mùa tổ chức thành công rực rỡ, Diễn Châu 3 Open Day 2025 đã chính thức khởi động trở lại với chủ đề “Dream Catcher”. Với tinh thần nhiệt huyết cùng những giá trị thiết thực, chương trình nhận được sự hưởng ứng và quan tâm đông đảo từ phía học sinh cũng như các bậc phụ huynh.
Google đối diện rắc rối pháp lý mới
Google đối diện rắc rối pháp lý mới
(Ngày Nay) -  Ngày 6/1, Google cho biết công ty con này của Alphabet đang phải đối mặt với khiếu nại thứ hai từ tổ chức đại diện quyền lợi cho người lao động Mỹ.
Thắp lên nhiệt huyết của giáo viên mầm non nhờ chính sách
Thắp lên nhiệt huyết của giáo viên mầm non nhờ chính sách
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh hiện nay, việc thu hút và giữ chân giáo viên mầm non là một thách thức lớn đối với nhiều địa phương. Tại tỉnh Tây Ninh, tình trạng thiếu giáo viên mầm non đang trở thành một vấn đề nan giải, mặc dù ngành Giáo dục đã nỗ lực tuyển dụng.