Thử nghiệm lâm sàng của các nhà nghiên cứu Canada cho thấy mồ hôi rất quan trọng để bài tiết các độc tố ra khỏi cơ thể. Nếu cơ thể không đổ mồ hôi, chúng ta có thể bị nhiễm độc kim loại và da của chúng ta cũng không thể chữa lành vết thương.
Theo giáo sư sinh lý học môi trường, Đại học Loughborough George Havenith: Cách duy nhất để làm mát cơ thể là đổ mồ hôi và bốc hơi. Nếu cơ thể bạn không đổ mồ hôi, bạn có thể bị quá nóng trong vòng nửa giờ khi tập thể dục và khi nhiệt độ cơ thể của bạn lên mức trên 40oC, bạn có thể bị kiệt sức vì say nóng hoặc thậm chí có thể tử vong.
Hơn nữa, theo các nhà khoa học, nếu cơ thể đổ mồ hôi thông qua các hoạt động thể dục hay ở nhiệt độ cao, các chất độc như arsenic, cadmium và thủy ngân có thể được bài tiết ra ngoài thông qua mồ hôi một lượng đáng kể. Hiện tượng này cũng có thể được tăng lên bằng việc tắm hơi, các nhà nghiên cứu Canada cho biết.
Chất khử mùi cơ thể hay chất chống tiết mồ hôi là những loại mỹ phẩm thường dùng để xoa, xịt hay lăn vào những vùng “tạo mùi” của cơ thể như nách, chân nhằm làm giảm mùi hôi, thực chất do mồ hôi gây ra. Hầu hết các sản phẩm khử mùi và chống tiết mồ hôi trên thị thường đều là chất tổng hợp, do đó nó rất độc hại với làn da của chúng ta, nếu sử dụng thường xuyên còn gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. Vì vậy, tốt nhất là không hoặc hạn chế sử dụng những loại mỹ phẩm trên. Nếu sử dụng, hay chọn loại mỹ phẩm có thương hiệu uy tín. Tốt nhất là có sư tư vấn của các chuyên gia.
Dưới đây là nhữngtác dụng phụ "chết người" của mỹ phẩm khử mùi mà bạn cần biết trước khi quá muộn:
Gây phát ban trên da, dị ứng
Trong các loại mỹ phẩm, những sản phẩm có mùi thơm, có khả năng giữ ẩm, làm cho mỹ phẩm không bị khô vì điều kiện thời tiết, nhà sản xuất thường sử dụng hợp chất glycol propylen. Glycol propylen được biết đến là một chất gây kích ứng da và có thể dẫn đến phát ban trên da, gây viêm da, nặng sẽ dẫn tới tổn thương gan, thận. Ngoài ra glycol propylen còn thúc đẩy quá trình lão hóa da, khô da. Một trong những độc tính của glycol propylen là nó thuộc nhóm chất độc thần kinh có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương của bạn. Tốt nhất nên tránh sử dụng các chất khử mùi có hàm lượng lớn propylene glycol ghi trên nhãn mác.
Ức chế mồi hôi- ngăn cơ thể thải độc
Trong cơ thể chúng ta có khoảng 2,6 triệu tuyến mồ hôi. Đổ mồ hôi khi chưa kịp tắm rửa làm bạn cảm thấy khó chịu, bị xấu hổ trước đám đông. Vì thế, bạn tìm mọi cách để ngăn chặn nó. Mỗi năm mọi người tiêu tốn khoảng 550 triệu bảng Anh (gần 20 nghìn tỷ đồng) vào việc dùng chất khử mùi.
Những mối nguy hiểm tiềm năng của việc cố gắng để làm tiết giảm mồ hôi đã được thể hiện trong một nghiên cứu gần đây của các nhà nghiên cứu Canada. Mọi người không biết rằng hàm lượng kim loại độc hại tích lũy trong cơ thể chúng ta như arsenic, cadmium, chì, thủy ngân đi vào cơ thể chúng ta qua môi trường ô nhiễm và cả những thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày.
Báo cáo kết luận, việc chúng ta dùng các chất ức chế tiết mồ hôi trên cơ thể đồng nghĩa với việc chúng ta đang ngăn chặn cơ thể thải độc hóa chất, nguy cơ mắc bệnh nan y của chúng ta sẽ tăng lên đáng kể.
Có thể gây ra sự mất cân bằng nội tiết tố
Hầu hết các sản phẩm khử mùi đều có chứa paraben như một chất bảo quản. Chúng được tìm thấy trong nhiều loại mỹ phẩm như son môi, mascara, kem che khuyết điểm, kem nền, hay các sản phẩm chăm sóc da như kem dưỡng da, sản phẩm cạo râu, kem chống nắng. Paraben thường hấp thụ qua da, nó có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng hormone trong cơ thể. Chính sự mất cân bằng hormone là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các vấn đề sức khỏe như làm cho kinh nguyệt không đều, trẻ em gái sẽ dậy thì sớm. Trên các loại mỹ phẩm paraben thường có tên như Propylparaben, methylparaben, ethylparaben hoặc butylparaben.
Cũng như các loại mỹ phẩm khác trong chất khử mùi, chống tiết mồ hôi cũng có paraben, nó làm mất cân bằng hormone của cơ thể gây bệnh béo phì, loãng xương, hiếm muộn ở nam giới, mãn kinh muộn, tăng nguy cơ ung thư vú....
Gây bệnh Alzheimer
Một trong những thành phần có tác dụng chống tiết mồ hôi là nhôm, và khi xịt lên da, nó ngăn không cho các tuyến mồ hôi tiết mồ hôi qua da. Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã từng khuyến cáo về việc sử dụng nhôm gây ra bệnh Alzheimer bởi qua nghiên cứu các nhà khoa học đã có bằng chứng cho thấy, trong não của các bệnh nhân Alzheimer, hàm lượng nhôm cao bất thường. Bên cạnh đó, khi hít phải muối nhôm trong chất khử mùi, chống tiết mồ hôi có thể dẫn đến bệnh hen suyễn .
Ung thư
Mặc dù chưa có nghiên cứu cụ thể nào, nhưng các nhà khoa học đã đặt ra nghi vấn về mối liên hệ giữa việc sử dụng chẩt khử mùi chống tiết mồ hôi với căn bệnh ung thư vú. Theo nghiên cứu, trong mỹ phẩm khử mùi chống tiết mồ hôi có thành phần chính là muối aluminium. Chính muối này có tác dụng làm se, giúp lỗ chân lông co lại do đó mồ hôi không thể lên được bề mặt da tiết ra ngoài.
Một số nghiên cứu trước đây đã chứng minh hợp chất muối aluminium (nhôm và muối nhôm) có thể được hấp thụ qua da và gây ra những thay đổi trong các thụ thể estrogen của tế bào tuyến vú. Tuy nhiên các nhà khoa học cho biết con người hấp thu chất này không chỉ qua da, mà còn có thể vào cơ thể qua đường ăn uống.
Sở dĩ nhiều người cho rằng các loại xịt khử mùi, chống tiết mồ hôi là nguyên nhân gây ung thư vú vì chúng ta thường xịt lên bề mặt da, mà aluminium lại hấp thụ qua da, vùng xịt chất khử mùi gần tuyến vú nhất, các tế bào tuyến vú dễ bị ảnh hưởng nhất. Theo Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ, cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng nào rõ ràng về mối liên quan giữa ung thư vú và muối aluminium nhưng điều chắc chắn rằng muối aluminium tác động đến tế bào ở tuyến vú, kể cả tế bào ung thư và tế bào lành của cơ thể. Do đó muối aluminium đang bị nghi là nguyên nhân gây nên căn bệnh ung thư vú.
Cơ chế hoạt động của chất khử mùi và tác hại
Mùi cơ thể xuất hiện là do mồ hồi thoát ra kết hợp với vi khuẩn sống trên da. Chất khử mùi cơ thể có chứa các tác nhân khử trùng làm cho da có tính axít hơn khi được bôi lên da, do đó nó ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn trong mồ hôi. Các chất khử mùi có chứa antiperspirants giúp ngăn tiết mồ hôi quá nhiều.
Một nghiên cứu mới đây cho thấy, chất chống đổ mồ hôi có thể làm thay đổi sự cân bằng của vi khuẩn ở vùng dưới cánh tay, bởi ở đây có chứa cả vi khuẩn tốt và vi khuẩn có hại. Vi khuẩn tốt sẽ phá vỡ protein tạo ra axít ít mùi hơn.
Ngược lại, những tuyến mồ hôi sản sinh do căng thẳng, sợ hãi, lo lắng và kích thích tình dục thường gọi là tuyến apocrine ở dưới cánh tay, vùng bẹn và da đầu. Tập thể dục cũng kích thích tuyến mồ hôi này hoạt động, đây là tuyến mồ hôi sản sinh ra mùi, mùi này sản sinh khi vi khuẩn sống trên da, phá vỡ các protein thành phân tử chứa axít chứa mùi hôi.
Việc sử dụng chất chống đổ mồ hôi có thể làm mất cân bằng 2 loại vi khuẩn này, thậm chí khiến cơ thể bạn bốc mùi nhiều hơn.
Hầu hết các sản phẩm chất khử mùi có chứa hóa chất như triclosan và nhôm có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. Nếu dùng chất khử mùi có chứa nhôm trong thời gian dài, có thể gây ra nhiều hiệu ứng bệnh trên cơ thể nếu chúng được sử dụng trong thời gian dài. Bao gồm:
Phản ứng gây dị ứng da: Chất khử mùi có thể gây phát ban vì chúng chứa nhiều hóa chất và nước hoa có thể gây ra một phản ứng dị ứng ở những người nhạy cảm. Những hóa chất này làm cho da bị khô và ngứa. Đồng thời cũng làm giảm tính đàn hồi của da. Với những ai có làn da nhạy cảm với các thành phần hóa học thì da rất dễ bị kích ứng khi sử dụng chất khử mùi.
Nhiễm trùng da: Chất khử mùi có thể gây nhiễm trùng do vi khuẩn hay nấm hoặc các khối u hoặc u nang dưới cánh tay. Nấm ở nách cũng là do nhiễm trùng gây nên, nó làm cho bạn có cảm giác nóng, ngứa dưới nách. Vì vậy, nếu da bị nhiễm trùng hoặc dị ứng thì nên ngưng ngay việc sử dụng chất khử trùng vì nó có thể làm cho tình trạng bệnh nặng thêm.
Ung thư: Các hóa chất như nhôm, parabens, triclosan và propelyn glycol được sử dụng trong các chất khử mùi có thể gây ung thư vú hoặc một số căn bệnh khác.
Triclosan được sử dụng trong các chất khử mùi để đạt được tính chất kháng khuẩn, tiêu diệt các vi khuẩn (vi khuẩn tốt và xấu) trong cơ thể. Triclosan sản xuất dioxin và chloroform - các chất gây ung thư hoặc góp phần gây ung thư. Bên cạnh đó, chất khử mùi thường được dùng dưới nách, rất gần với ngực nên nhôm có thể có tác dụng dưới da, làm tăng estrogen nên có thể dẫn đến ung thư vú.
Tuệ Linh