Dùng thay cho giấy ăn
Theo nhiều chuyên gia về vệ sinh y tế, việc dùng giấy vệ sinh thay cho giấy ăn là một thói quen sai lầm của nhiều người. Bởi hiện nay, nhiều cơ sở sản xuất lạm dụng xút và tẩy javel khiến giấy tồn dư nhiều hóa chất độc hại. Khi con người tiếp xúc với loại giấy ăn nhiễm độc này thì vi khuẩn, tạp chất, hóa chất độc hại đi vào cơ thể người, gây hại sức khỏe; tiếp xúc lâu có thể mắc các loại bệnh về hệ hô hấp, bệnh về da và mắt.
Mặt khác, trong quá trình sản xuất, tay chân của công nhân không được vệ sinh sạch sẽ và ở môi trường quá ô nhiễm sẽ là một ổ vi khuẩn. Từ đó, các vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào giấy ăn khi chúng được sản xuất xong như các loại vi khuẩn cầu trùng, ecoli... Khi lau miệng thì các vi khuẩn, vi trùng sẽ gây ra các bệnh như tiêu chảy, tả, lị, thương hàn... qua đường tiêu hóa đối với những người có đề kháng yếu.
Trường hợp sản phẩm có bụi giấy sẽ ảnh hưởng đến hệ hô hấp của người sử dụng. Hạt bụi to sẽ bám ở phế nang, khi không đào thải hết sẽ vào phổi. Màu công nghiệp tiếp xúc với da, cùng với sự bài tiết của mồ hôi có thể gây kích ứng nếu da quá mẫn cảm, dị ứng. Nếu dùng giấy để chùi miệng, màu công nghiệp theo đường miệng vào cơ thể sẽ gây hại về sau. Đặc biệt, nếu nhà sản xuất cho vào giấy các loại hóa chất chống ẩm mốc, tẩy trắng sẽ vô cùng nguy hiểm.
Dùng giấy vệ sinh khi đi tiểu
Trong cuộc sống hầu hết phụ nữ đều không thể không sử dụng giấy vệ sinh. Có ý kiến cho rằng chính giấy vệ sinh lại là nguyên nhân gây ra các bệnh ở phụ nữ.
Vì giấy vệ sinh mà chúng ta đang dùng hàng ngày chủ yếu là được tái chế, chúng chứa rất nhiều vi khuẩn, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa.
Vì vậy, các chuyên gia cũng khuyến cáo, người dùng không nên tùy tiện dùng các loại khăn giấy không rõ nguồn gốc để lau miệng, kể cả đi vệ sinh. Bởi những loại khăn giấy này dễ bị nhiễm khuẩn, dẫn tới nguy hại khôn lường. Chỉ cần để ý, các thực khách có thể thấy những loại khăn giấy, giấy vệ sinh ở quán ăn bình dân thường có màu trắng đục, xanh đỏ, lẫn các chấm đen bẩn. Khi lau, giấy bở tơi và dễ rách, thậm chí bay bụi. Chính vì vậy, người đi ăn quán hàng hạn chế dùng giấy ăn để lau bát đũa.
Được biết hiện nay chưa có một tiêu chuẩn nào để đo lường về chất lượng của giấy vệ sinh, thường thì nó được sản xuất theo tiêu chuẩn của doanh nghiệp đề ra và chúng ta chưa hề biết trong các loại giấy vệ sinh hiện nay trên thị trường được sản xuất tràn lan trong đó có rất nhiều tạp chất từ phế liệu, chưa nói đến việc sử dụng hóa chất để xử lý. Do đó, để đảm bảo an toàn người dùng nên có sự cẩn trọng để tránh những hậu quả đáng tiếc.
Dùng giấy không hợp vệ sinh
Các nghiên cứu chỉ ra rằng rất nhiều loại giấy vệ sinh được sản xuất bằng cách tận dụng lại giấy cũ để tiết kiệm và hạ giá thành sản phẩm, do đó dù không tẩy trắng nhiều bằng các loại giấy khác nhưng trong bản thân nó đã tích lũy chất policlobiphenyl.
Đặc biệt, các loại giấy tái chế vốn đã có sẵn một hàm lượng lớn vi khuẩn có nguy cơ tiềm ẩn gây độc rất cao. Nếu sử dụng sản phẩm này nhiều lần có thể đưa các nấm khuẩn vào bên trong cơ thể và gây viêm nhiễm.
Tích trữ giấy trong túi để dùng dần
Một số chị em có thói quen trữ sẵn giấy vệ sinh trong túi để dùng dần. Tuy nhiên, việc để giấy ở bên ngoài không khí quá lâu như vậy có thể bổ sung thêm vi khuẩn cho giấy.
Hơn nữa, giấy vệ sinh khi được để trong túi sẽ tiếp xúc với cá đồ vật như tiền mặt, chìa khóa, điện thoại – là những nơi chứa rất nhiều vi khuẩn không tốt.
Nguy hại khôn lường từ việc giấy vệ sinh để lau miệng
Chỉ vì một chút lười biếng và sơ ý, bạn có thể dễ dàng quyết định dùng giấy vệ sinh thay cho giấy ăn. Nhưng điều này lại cực sai lầm và có thể gây cho bạn những bệnh tật nguy hiểm.
Nhiều người có thói quen dùng giấy vệ sinh thay cho giấy ăn hàng ngày vì tiện lợi. Đây là một thói quen sai lầm của nhiều người.
Thực tế hiện nay, nhiều cơ sở sản xuất lạm dụng xút và chất tẩy javel khi sản xuất giấy vệ sinh khiến loại giấy này tồn dư nhiều hóa chất độc hại.
Nguy cơ mắc bệnh về hô hấp, da, mắt
Khi dùng giấy vệ sinh thay giấy ăn, bạn vô tình tiếp xúc với những giấy vệ sinh đã nhiễm độc này thì vi khuẩn, tạp chất, hóa chất độc hại có cơ hội thuận lợi nhất đi vào cơ thể người, gây hại sức khỏe. Nếu tiếp xúc lâu có thể mắc các loại bệnh về hệ hô hấp, bệnh về da và mắt.
Nguy cơ mắc bệnh đường tiêu hóa
Bên cạnh đó, trong quá trình sản xuất không đảm bảo nghiêm ngặt, giấy vệ sinh có thể sẽ là một ổ vi khuẩn. Khi dùng chúng lau miệng, các vi khuẩn dễ dàng xâm nhập, gây ra các bệnh như tiêu chảy, tả, lị, thương hàn… Nhất là với những người có đường tiêu hóa đối và sức đề kháng yếu.
Nguy cơ mắc bệnh đường miệng
Ngoài ra, giấy vệ sinh và giấy ăn được sản xuất theo các tiêu chí khác nhau. Thông thường những giấy vệ sinh thường có chất lượng kém hơn và nhiều sản phẩm có bụi giấy nhiều. Khi sử dụng vô tình làm giấy ăn, chúng sẽ ảnh hưởng đến hệ hô hấp của người sử dụng.
Những hạt bụi này sẽ thuận lợi đi vào phổi theo đường miệng vào cơ thể sẽ gây hại về sau. Đặc biệt, chúng càng nguy hiểm hơn khi bạn sử dụng các loại giấy vệ sinh chứa các loại hóa chất chống ẩm mốc, tẩy trắng để làm giấy ăn sẽ vô cùng nguy hiểm.
Tuệ Linh