Tái hiện sự tấp nập "trên bến dưới thuyền" của Phố Hiến xưa

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Những ngày này, người dân và du khách đang được đắm chìm vào không gian của Lễ hội Văn hóa dân gian Phố Hiến, để cảm nhận được sự nhộn nhịp của vùng đất từng được ví như một “Tiểu Tràng An” của Việt Nam, nổi tiếng với câu ca “Thứ nhất Kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến”.
Tái hiện sự tấp nập "trên bến dưới thuyền" của Phố Hiến xưa

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, khu di tích Phố Hiến hình thành và phát triển là thành quả kết tinh từ quá trình đô thị hóa Phố Hiến cổ. Từ thế kỷ XVI và XVII, Phố Hiến đã là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa với nhiều mối giao lưu quốc tế với các nước như: Trung Quốc, Hà Lan, Nhật Bản, Pháp... Nơi đây, trở thành điểm trung chuyển và là cửa ngõ của mọi tuyến giao thương đường sông từ vùng biển Bắc Bộ đi sâu vào đất liền tới Kinh thành Thăng Long. Điều này đã góp phần tạo nên một Phố Hiến vừa là điểm hội tụ, vừa là điểm giao thoa giữa các nền văn hóa, hình thành nên nét văn hóa đặc sắc riêng có của đất và người nơi đây.

Chủ tịch UBND thành phố Hưng Yên Doãn Quốc Hoàn cho biết, trải qua những thăng trầm của lịch sử, Phố Hiến ngày nay không còn là một thương cảng nhưng những dấu tích của một thời hưng thịnh vẫn còn rất đậm nét trong các công trình kiến trúc, tập quán và nếp sống của cộng đồng dân cư. Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hưng Yên lưu giữ, bảo tồn được khoảng 200 di tích lịch sử văn hóa và kiến trúc nghệ thuật, trong đó có một Khu di tích quốc gia đặc biệt Phố Hiến, 20 di tích xếp hạng cấp quốc gia, 30 di tích xếp hạng cấp tỉnh, trên 100 bia ký và hàng nghìn cổ vật có giá trị với nhiều phong cách kiến trúc độc đáo đan xen giữa văn hóa thuần Việt với phương Đông và phương Tây.

Theo ông Doãn Quốc Hoàn, Lễ hội Văn hóa dân gian Phố Hiến được tổ chức giúp du khách và người dân có cơ hội tìm hiểu những giá trị tinh thần, mang đậm nét lịch sử của mảnh đất Phố Hiến, cùng thưởng thức sự tinh tế, phong phú của các loại hình nghệ thuật mang bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam nói chung và khu vực Đồng bằng sông Hồng nói riêng.

Sau 4 năm tạm dừng bởi dịch COVID-19, Lễ hội Văn hóa dân gian Phố Hiến năm 2024 được tổ chức từ ngày 29/2 - 2/3, tại các di tích lịch sử thuộc quần thể Khu di tích quốc gia đặc biệt Phố Hiến. Phần lễ gồm lễ dâng hương và lễ khai mạc được tổ chức trang nghiêm cùng với nghi thức tế lễ, rước kiệu, múa rồng nhằm khôi phục các giá trị truyền thống và hoạt động sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng. Phần hội là các hoạt động sôi nổi, náo nhiệt với những trò chơi dân gian như đi kéo co, nhảy bao bố, bịt mắt đập niêu, múa rối nước, hát trên thuyền tại Hồ Bán nguyệt… tái hiện, khắc họa sống động, giúp du khách hình dung về cảnh tấp nập “trên bến dưới thuyền” của thương cảng Phố Hiến xưa.

Khu di tích Phố Hiến là một quần thể các công trình kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu, mang những dấu ấn riêng, thể hiện những giá trị độc đáo trong hệ thống đô thị cổ Việt Nam và được công nhận là khu Di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2014.

Trưởng Ban quản lý khu Di tích Quốc gia đặc biệt Phố Hiến Nguyễn Thị Hòa cho biết, khu di tích Phố Hiến cũng là một quần thể các công trình kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu mang những dấu ấn riêng, thể hiện những giá trị độc đáo trong hệ thống đô thị cổ Việt Nam. Phố Hiến khởi nguồn trong thời kỳ hưng thịnh được dân bản địa và thương nhân nước ngoài xây dựng nên các công trình kiến trúc tuyệt vời như bến cảng, thương điếm, đền đình chùa. Trong đó, nhiều công trình mang mang vẻ đẹp đặc trưng văn hóa Việt, một số công trình có sự kết hợp hài hòa tinh xảo với kiến trúc phương Tây nhưng vẫn mang đậm hồn Việt.

Theo bà Nguyễn Thị Hòa, Phố Hiến ngày nay vẫn còn nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo, minh chứng cho thời kỳ phát triển rực rỡ của một "Tiểu Tràng An" xưa, là di sản vô giá của kho tàng văn hóa dân tộc và nhân loại. Nổi bật trong đó là những công trình kiến trúc thuần Việt như Chùa Chuông, chùa Nễ Châu, đình chùa Hiến, đền Mẫu, đền Mây, đền Kim Đằng, Văn Miếu Xích Đằng... Bên cạnh đó, Phố Hiến còn có những công trình kiến trúc của người Việt kết hợp với kiến trúc Trung Hoa và phương Tây như: Đông đô Quảng Hội, đền Thiên Hậu, chùa Phố, Võ Miếu…

Cùng với kiến trúc độc đáo, đến Phố Hiến du khách còn được đắm chìm vào không gian của chùa Chuông với phong cảnh tuyệt mỹ được ví là thắng cảnh "đẹp nhất Sơn Nam", là đền Mây thấp thoáng bên bờ sông Hồng được coi là đẹp hơn cả "trăm cảnh nghìn cảnh", hay là đền Mẫu cổ kính ẩn mình dưới bóng cây cổ thụ 3 gốc bên Hồ Bán nguyệt thơ mộng. Điều này đã giúp Hưng Yên níu chân du khách, khiến ai đi xa cũng nhớ về.

Năm nào cũng vậy, cứ ra Giêng bà Nguyễn Thị Thanh, trú tại quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội lại về tham quan, chiêm bái tại Khu dích tích quốc gia đặc biệt Phố Hiến. Bà Thanh chia sẻ, mặc dù nằm trong phố nhưng Phố Hiến ngày nay vẫn giữ được sự trầm mặc, cổ kính. Về nơi này, chúng tôi cảm nhận được sự yên bình, thanh tịnh. Lần này bà cùng các bạn của mình về đúng dịp thành phố Hưng Yên tổ chức lễ hội nên niềm vui càng được nhân lên.

Để tiếp tục bảo tồn, phát huy giá trị của khu Di tích quốc gia đặc biệt Phố Hiến, cũng như quần thể di tích, thời gian tới, thành phố Hưng Yên tiếp tục huy động các nguồn lực để bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị đô thị cổ Phố Hiến, gắn với phát triển du lịch. Đồng thời, quan tâm đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông, hạ tầng du lịch, thương mại; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch.

Ngày 18/12/2023, UBND tỉnh Hưng Yên đã ban hành Quyết định số 2718/QĐ-UBND về việc phê duyệt Dự án tu bổ, tôn tạo quần thể Di tích lịch sử và kiến trúc quốc gia đặc biệt Phố Hiến.

Dự án nhằm tu bổ, tôn tạo chống xuống cấp, phát huy giá trị các kiến trúc gốc có giá trị lịch sử và kiến trúc nghệ thuật đã được xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt; góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, văn hóa vùng đất Phố Hiến; nâng cao đời sống văn hóa, vật chất, tinh thần cho người dân địa phương và du khách đến chiêm bái. Tổng mức đầu tư dự án này là 120 tỷ đồng, được thực hiện trong giai đoạn 2023 - 2025. Quy mô đầu tư tu bổ, tôn tạo công trình thuộc các khu di tích: Di tích đền Trần, đền Mẫu, Văn Miếu Xích Đằng, đền Mây, đình An Vũ, đình - chùa Hiến...

Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.