Tâm sự của ‘cha đẻ’ Hiệp hội Nhà vệ sinh

“Khi thành lập Hiệp hội Nhà vệ sinh, tôi biết sẽ có người cười, chế giễu nhưng tâm nguyện của tôi là cố gắng làm được điều đem lại lợi ích cho cộng đồng, cho xã hội” - ông Lê Văn Hiệp.
Tâm sự của ‘cha đẻ’ Hiệp hội Nhà vệ sinh

Hiệp hội Nhà vệ sinh (NVS) Việt Nam vừa công bố quyết định thành lập vào ngày 8-11. Tuy nhiên, sau khi ra mắt đã có nhiều ý kiến trái chiều về hội.

Từ thực trạng nhà vệ sinh công cộng quá tệ

. Phóng viên: Hiệp hội NVS Việt Nam ra đời dựa trên những căn cứ nào, thưa ông?

+ Ông Lê Văn Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội NVS Việt Nam: Hơn năm năm trước, tôi bức xúc khi thấy NVS ở một số TP lớn quá tệ. Cho nên tôi đã quyết định nghiên cứu các vấn đề về NVS. Tôi đi nhiều nước phát triển trên thế giới để tìm hiểu, khảo sát mô hình, thực trạng NVS của họ. Tôi nhận thấy NVS các nước sạch sẽ, tiện nghi… nên sự đam mê lĩnh vực này trong tôi ngày càng lớn. Bốn năm trước, tôi tham gia và là đại diện của Tổ chức NVS Thế giới (World Toilet Organization) của Việt Nam.

Sau đó tôi đi thực tế, khảo sát ở hơn 40 tỉnh/thành trên cả nước và thấy NVS ở những nơi công cộng tại các TP lớn như TP.HCM, Đà Nẵng, Huế, Hà Nội và các trường học, bệnh viện, bến xe, ga tàu... quá tệ, quá mất vệ sinh. Vì vậy tôi đã xây dựng đề án NVS chất lượng, được thiết kế và vận hành theo mô hình của tổ chức NVS thế giới. Sau khi đề án xây dựng xong, qua các hội thảo về môi trường thì được nhiều cơ quan, tổ chức ủng hộ.

. Nhiều người cho rằng xây dựng NVS thôi thì có cần phải thành lập ra hẳn một hiệp hội? Ông nghĩ sao?

+ Các nước phát triển họ rất coi trọng NVS, ngang như phòng khách chứ không phải xem là công trình phụ như ở mình. Vì được coi trọng nên NVS của họ sạch sẽ và hạn chế được nhiều nguy cơ lây bệnh.

Vì vậy, tôi khẳng định NVS là rất cần thiết, không chỉ là chất lượng mà cả về số lượng. Như khách đi du lịch, người lao động, xe ôm… đi ngoài đường rất cần NVS công cộng. Có thể nhiều người cho rằng xây NVS cần gì phải thành lập hiệp hội nhưng tôi khẳng định rằng có hiệp hội thì mới có tổ chức, có giải pháp đồng bộ, mới đẩy mạnh được việc xây dựng NVS và thay đổi được ý thức của người dân, tạo nên sự văn minh, sạch sẽ trong cộng đồng.

Du khách, người dân không tiếc lời khen ngợi

. Xây dựng NVS công cộng miễn phí với chi phí hàng tỉ đồng như vậy thì hiệp hội sẽ gặp những khó khăn nào, thưa ông?

+ Khó khăn lớn nhất của Hiệp hội NVS Việt Nam nằm ở chỗ xin quyết sách của các tỉnh/thành trong cả nước để thực hiện xây dựng. Đương nhiên, bộ máy của hiệp hội sẽ hoạt động theo mô hình xã hội hóa. Với hơn 100 thành viên, các doanh nghiệp sẽ bỏ vốn ra xây dựng NVS theo quy chuẩn quốc tế cùng với đội ngũ nhân viên dọn dẹp vệ sinh. Còn người thụ hưởng sẽ được sử dụng NVS miễn phí. Tất nhiên, doanh nghiệp bỏ vốn ra tham gia các dự án xây dựng NVS cần được hưởng quyền lợi của họ là được quảng cáo không mất phí.

. Thưa ông, đến thời điểm này hiệp hội đã bắt tay vào xây dựng NVS đạt chuẩn quốc tế nào chưa?

+ Chúng tôi xây dựng một NVS có kinh phí lên tới 1,7 tỉ đồng ở chùa Bà (Bình Dương). Toàn bộ chi phí đều do các thành viên của hiệp hội đầu tư. Cách quản lý và vận hành cũng do Hiệp hội NVS Việt Nam thực hiện. Các du khách, người dân đều không tiếc lời khen ngợi khi sử dụng NVS này. Sau Bình Dương, nhiều nơi tại các tỉnh/thành đang được chúng tôi lên kế hoạch xây dựng NVS. Vấn đề chỉ còn là thủ tục giấy tờ để triển khai.

Thời gian tới, chúng tôi sẽ có những chương trình tuyên truyền đánh vào ý thức của người dân khi nhìn nhận về NVS. Chúng tôi sẽ đào tạo ngắn hạn lực lượng lao động làm việc trong lĩnh vực này, đồng thời đào tạo chuyên ngành để có đội ngũ thiết kế NVS sao cho hợp lý, giá thành rẻ nhưng đảm bảo vệ sinh theo tiêu chuẩn quốc tế.

. Xin cám ơn ông!

Đề xuất thành lập các chi hội nhà vệ sinh

Hiệp hội NVS Việt Nam đề xuất ở mỗi tỉnh/thành đều thành lập  một chi hội NVS nhằm tạo thành mắt xích quan trọng để kết nối, phối hợp tuyên truyền, tạo sự thay đổi về NVS trong cả nước.

Theo PLO
Hải Phòng: Đội ngũ trí thức - nòng cốt, tiên phong trong nhiều hoạt động
Hải Phòng: Đội ngũ trí thức - nòng cốt, tiên phong trong nhiều hoạt động
(Ngày Nay) - Thành phố Hải Phòng đã có chủ trương cùng nhiều giải pháp, cơ chế, chính sách đặc thù, bố trí kinh phí, cơ sở, vật chất để bảo đảm điều kiện hoạt động cho đội ngũ trí thức. Hải Phòng xác định, đây là một trong những động lực quan trọng để phát triển đất nước và mỗi địa phương.
15 học sinh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm​ tại TP.HCM
15 học sinh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm​ tại TP.HCM
(Ngày Nay) - Tối 2/5, thông tin từ Bệnh viện Lê Văn Thịnh, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, đơn vị này đang điều trị, theo dõi tình hình sức khoẻ của 15 học sinh tại 4 trường tiểu học trên địa bàn nhập viện với các triệu chứng ngộ độc thực phẩm.
Ảnh minh họa
Ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024
(Ngày Nay) - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Theo hướng dẫn, đoàn thanh tra, kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện thanh tra, kiểm tra việc ban hành văn bản, công tác chỉ đạo, tổ chức kỳ thi của Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng thi, Điểm thi và công tác tổ chức thanh tra, kiểm tra thi của Sở Giáo dục và Đào tạo.
Ảnh minh họa
Trẻ em Hàn Quốc dành quá nhiều thời gian cho việc học
(Ngày Nay) -  Theo hãng tin Yonhap, hơn 60% số trẻ em Hàn Quốc dành thời gian cho việc học nhiều hơn mức được khuyến nghị. Đây là kết quả khảo sát do tổ chức phúc lợi trẻ em Childfund Korea tiến hành và công bố ngày 2/5.
Ảnh minh họa
Bắc Bộ và Thanh Hóa cục bộ có mưa to đến rất to
(Ngày Nay) -  Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ chiều tối 2/5 đến ngày 3/5, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa và dông, cục bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 80mm.
Ảnh minh họa
Tuyển sinh đầu cấp: TP HCM ưu tiên phân bổ học sinh học ở gần nơi cư trú nhất
(Ngày Nay) -  Nhằm tạo thuận lợi trong công tác tuyển sinh đầu cấp, năm học này Thành phố Hồ Chí Minh sẽ ứng dụng Hệ thống thông tin địa lý (bản đồ GIS) trên toàn địa bàn để phân bổ học sinh vào chỗ học gần nhà nhất. Đặc biệt, việc phân bổ chỗ học cho học sinh chủ yếu dựa vào một tiêu chí là "nơi ở hiện tại" thay vì dựa trên nhiều tiêu chí năm học trước.