Tất cả quận, huyện ở TP.HCM đề nghị công bố kiểm soát được dịch

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Tính đến 11/10, TP.HCM ghi nhận hơn 410.000 ca nhiễm COVID-19. Thành phố từng bước mở cửa trở lại sau khi trải qua hơn 120 ngày giãn cách xã hội với nhiều cấp độ.
Người dân TP Hồ Chí Minh đi siêu thị trong giai đoạn bình thường mới. - Ảnh: Báo Tin Tức
Người dân TP Hồ Chí Minh đi siêu thị trong giai đoạn bình thường mới. - Ảnh: Báo Tin Tức

Chiều 11/10, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP.HCM họp báo định kỳ đánh giá tình hình dịch tại TP.HCM sau 11 ngày áp dụng Chỉ thị 18.

Ông Phạm Đức Hải, người phát ngôn Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP.HCM, cho biết đến nay, đa số người dân nhanh chóng thích ứng an toàn, linh hoạt, trong điều kiện bình thường mới. Ngày càng nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, chợ truyền thống hoạt động trở lại, phục hồi hoạt động sản xuất.

Công tác an sinh được triển khai đến đông đảo người dân. Công tác phòng, chống dịch đạt nhiều kết quả.

Ngày 7/10, TP có 19 quận, huyện và TP Thủ Đức được đề nghị công bố kiểm soát dịch. Đến 8/10 có thêm huyện Bình Chánh được đề nghị. Đến nay, TP có thêm quận Bình Tân được đề nghị công bố kiểm soát dịch.

Như vậy, tính đến 11/10, toàn bộ đơn vị hành chính cấp huyện ở TP.HCM đã đề nghị công bố kiểm soát được dịch theo quy định 3979 của Bộ Y tế.

Tuy nhiên, ông Hải cho biết thành phố còn 3 hạn chế là một bộ phận người dân thực hiện chưa nghiêm.

“Vẫn có người vi phạm 5K, tụ tập đông người, giữ khoảng cách chưa nghiêm, nhiều người không đeo khẩu trang. Số doanh nghiệp hoạt động lại chưa nhiều. Tình hình đi lại của người dân từ TP.HCM đến các tỉnh, thành còn khó khăn”, ông Hải nói.

Như vậy, đến ngày 11/10, tất cả các địa phương của TP.HCM đã đề nghị công bố kiểm soát được dịch COVID-19.

Ông Hải cho biết, trong những ngày qua, số ca mắc mới tại TP Hồ Chí Minh liên tục giảm. Cụ thể, ngày 8/10, TP Hồ Chí Minh phát hiện 2.215 ca F0 mới trong cộng đồng, ngày 9/10 phát hiện 1.662 ca, nhưng đến ngày 10/10 còn 1.067 ca. Tuy số ca F0 được phát hiện có giảm, nhưng vẫn còn nhiều ca F0 trong cộng đồng, nên người nhiễm vẫn còn. Do đó, người dân vẫn phải cảnh giác và không được chủ quan.

"Người dân cần phải cảnh giác hơn, hãy điều chỉnh thói quen của mình thích ứng an toàn và không được chủ quan, lơ là với dịch COVID-19; đồng thời cũng cần phải cảnh giác hơn nữa vấn đề an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông...", ông Phạm Đức Hải yêu cầu.

Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
(Ngày Nay) -  Đắk Lắk đang vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến số ca đột quỵ gia tăng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời.
Ban lãnh đạo Viettel chúc mừng đồng chí Cao Anh Sơn và đồng chí Nguyễn Đạt được bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn.
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
(Ngày Nay) - Sáng 2/11, tại Văn phòng Quân ủy Trung ương, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao Quyết định số 420/QĐĐ-BQP và Quyết định số 468/QĐĐ-BQP ngày 1/11/2024 về việc bổ nhiệm cán bộ cho Thượng tá Cao Anh Sơn và Trung tá Nguyễn Đạt giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).