Tất tần tật về bí quyết đi bộ thật khoa học và hữu ích

(Ngày Nay) - Đi bộ sao cho đúng? trước và sau đi bộ cần nạp năng lượng như thế nào... Rất nhiều câu hỏi mà nhiều người chưa rõ về bộ môn đi bộ, thậm chí có người đang đi bộ sai sách, phí thời gian và hại sức khỏe.
Tất tần tật về bí quyết đi bộ thật khoa học và hữu ích

Đi vào lúc nào?

Bạn nên đi bộ khi tia nắng sáng vừa xuất hiện hay đi vào buổi chiều tối sau ngày làm việc ít vận động hoặc buổi tối trước khi đi ngủ. Tuy nhiên cần nhớ, vào sáng sớm thân nhiệt thấp nhất và các cơ - khớp chưa mềm dẻo nên cần phải khởi động và làm nóng thật kỹ, kết hợp với kéo dãn trong 15-20 phút.

Vào buổi chiều, khoảng thời gian thích hợp nhất để đi bộ là từ 15g-19g.

Đi bộ đều đặn hàng ngày là một thói quen rất tốt cho sức khỏe nhưng cần nhớ một số điều cần lưu ý:

- Không nên đi bộ thành nhóm quá đông (từ 3 người trở lên) vì vỉa hè, đường công viên khá chật hẹp.

- Không đi bộ lúc sáng sớm khi trời còn hơi sương hay trời quá lạnh vì dễ bị viêm xoang mũi hoặc dị ứng

- Không nên đi bộ gần thời điểm bữa ăn chính để hệ tiêu hóa làm việc ổn định, ngừa các bệnh lý dạ dày, tá tràng hoặc viêm đại tràng.

- Không nên đi bộ sau khi ăn no.

Đi bộ ở đâu?

Có nhiều cách để đi bộ mà không phải đi trên một đoạn đường dài. Bạn có thể tranh thủ đi bộ bằng cách sử dụng thang bộ thay cho thang máy hoặc dạo công viên hay đi  dạo trong các siêu thị lớn…

Nếu có thời gian, bạn có thể tập bằng máy tại phòng gym hoặc tại nhà vì máy tập sẽ có chế độ đếm bước, ghi lại nhật kí mỗi ngày và bạn dễ dàng đặt ra mục tiêu tập luyện.

Đi chậm hay đi nhanh?

Các nhà khoa học khuyên rằng, bạn nên đi bộ chậm, không nên đi nhanh. Đi chậm sẽ giúp cơ thể bạn vận động từ từ, máu lưu thông, xương cốt được rèn luyện thường xuyên, lượng mỡ thừa được giải phóng.

Ngoài ra, cần đi bộ một cách tự nhiên, tránh gò bó theo kỹ thuật. Tư thế đi bộ phải thẳng, không thu vai hoặc khom lưng, không chúi người ra phía trước hay ngửa ra phía sau quá nhiều để hô hấp được tối đa. Khi đi bộ nên nhìn thẳng về phía trước, toàn thân thư giãn. Không nên cầm nắm vật dụng không cần thiết khi đi bộ.

Chân tiếp đất phải bắt đầu từ gót rồi đến cả bàn chân và cuối cùng là mũi chân trước khi nhấc lên, cứ thế bước đều liên tục.

Đi bao nhiêu là đủ?

Các chuyên gia cho rằng, mỗi ngày nên đi bộ từ 30 đến 60 phút sẽ giúp cho cơ thể dẻo dai, giảm lượng đường trong máu, giảm nguy cơ bệnh tim, bệnh tiểu đường, giảm tai biến mạch máu não và nguy cơ bị thoái hóa cổ xương đùi…

Đi bộ bằng giày hay chân trần?

Đi bộ bằng giày hay chân trần là tùy quyết định và thói quen của bạn vì hiện nay vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề này.

Nếu bạn thường xuyên đi bộ trên đường phố, vỉa hè, công viên thì việc mang giày là chuẩn để tránh các hiểm hoạ kim tiêm, mảnh chai, đinh... Việc mang giày chuyên dụng khi đi bộ cũng được cho là giảm các chấn thương khi tập luyện.

Tuy nhiên, không nên mang giầy hoặc mặc áo quần quá chật/quá rộng vì gây hạn chế cử động hoặc vướng víu…

Nếu bạn thích kiểu đi bộ bằng chân trần thì cũng có thể thử đi bằng chân trần trong trường hợp tập luyện bằng máy vì đi bằng chân trần đã được chứng minh là một trong những phương pháp giúp rèn luyện sự dẻo dai, cải thiện sức mạnh cho các cơ bàn chân.

Cần nhớ, khi đi bằng chân trần, các cơ bắp ở chân vận hành hoàn toàn khác so với khi bạn đi giày. Khi tập luyện cần tập từ chậm đến nhanh dể cơ có thời gian để thích ứng với sự thay đổi, nếu vận động nhanh dễ gặp các nguy cơ chấn thương ở vùng bắp chuối và gót chân.

Ăn gì, uống gì trước trong và sau lúc đi bộ?

Bạn được khuyến cáo là không nên đi bộ sau khi ăn no nhưng nên uống 1 ly nước lọc trước khi đi bộ và uống từng ngụm nước vừa phải trong khi đi.

Sau khi đi bộ xong nên uống nhiều nước hơn và cần nghỉ ngơi tối thiểu 30 phút mới nên ăn thức ăn nhẹ, dễ tiêu hóa như rau xanh, trái cây, chất đạm.

1 giờ sau khi tập mới được phép ăn bữa chính, ăn chất bột, đường hay ít chất béo theo đúng khẩu phần trong ngày.

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy trao Bằng khen của Bộ trưởng cho các cá nhân có thành tích xuất sắc. Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN.
Tôn vinh những người trao truyền văn hóa dân tộc ở cộng đồng
(Ngày Nay) - Hội nghị tuyên dương già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín có nhiều đóng góp trong bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc đã diễn ra chiều 18/4 tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
(Ngày Nay) - Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh, Thị xã Cửa Lò, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024 chủ đề “Cửa Lò - Khát vọng tỏa sáng”.
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Dữ liệu mới nhất do Cục Thống kê Australia (ABS) công bố cho thấy tỷ lệ sinh ở Australia hiện thấp gần như ở mức kỷ lục, cho dù nước này đã áp dụng chính sách “tiền thưởng sinh con” từ cách đây 20 năm (2004) để khuyến khích người dân sinh con nhằm khắc phục tình trạng già hóa dân số. Các chuyên gia cho rằng thực tế này có thể gây ra những hậu quả sâu rộng đối với lực lượng lao động, hệ thống y tế và bản sắc văn hóa của đất nước.
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.
Đại tá Nguyễn Hữu Tài và Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà tham gia buổi giao lưu, tọa đàm.
70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 16/4, tại Hà Nội, Thư viện Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức giao lưu, tọa đàm với chủ đề “70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên”.