Tàu Thần Châu-14 đưa các phi hành gia trở về Trái Đất an toàn

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Tàu Thần Châu-14 hạ cánh xuống một địa điểm ở Khu tự trị Nội Mông, phía Bắc Trung Quốc. Trước đó, tàu được phóng ngày 5/6 cùng ba nhà du hành với nhiệm vụ tham gia xây dựng trạm vũ trụ Thiên Cung.
Tàu vũ trụ Thần Châu-14 mang theo các phi hành gia hạ cánh xuống một địa điểm ở Khu tự trị Nội Mông (Trung Quốc) ngày 4/12/2022. (Ảnh: THX/TTXVN)
Tàu vũ trụ Thần Châu-14 mang theo các phi hành gia hạ cánh xuống một địa điểm ở Khu tự trị Nội Mông (Trung Quốc) ngày 4/12/2022. (Ảnh: THX/TTXVN)
Tàu Thần Châu-14 đưa các phi hành gia trở về Trái Đất an toàn ảnh 1
Các phi hành gia của tàu Thần Châu-14 và tàu Thần Châu-15 trên trạm Thiên Cung ngày 30/11/2022. (Ảnh: THX/TTXVN)

Theo Tân Hoa xã, tối 4/12, tàu vũ trụ Thần Châu-14 của Trung Quốc cùng ba phi hành gia đã trở về Trái Đất an toàn.

Tàu hạ cánh xuống một địa điểm ở Khu tự trị Nội Mông, phía Bắc Trung Quốc. Trước đó, ngày 5/6, tàu được phóng từ Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền ở Tây Bắc Trung Quốc cùng ba nhà du hành vũ trụ gồm chỉ huy Chen Dong, Liu Yang và Cai Xuzhe.

Nhiệm vụ của họ là tham gia xây dựng trạm vũ trụ Thiên Cung theo cấu trúc ba module cơ bản, bao gồm module lõi Thiên Hòa hiện nay đang quay quanh Trái Đất và hai module Vấn Thiên và Mộng Thiên.

Tối 29/11 vừa qua, Trung Quốc đã phóng tàu Thần Châu-15 đưa ba phi hành gia nước này lên quỹ đạo để thực hiện sứ mệnh cuối trong kế hoạch xây dựng trạm vũ trụ Thiên Cung.

Đây là sứ mệnh phóng thứ sáu trong chương trình vũ trụ có người lái của Trung Quốc trong năm nay và là chuyến bay cuối cùng trong giai đoạn xây dựng trạm vũ trụ đầu tiên của Trung Quốc ở quỹ đạo của Trái Đất.

Theo Cơ quan Vũ trụ có người lái Trung Quốc, tàu Thần Châu-15 đã kết nối thành công với trạm Thiên Cung vào rạng sáng 30/11. Sau khi cập bến module lõi, ba phi hành gia trên tàu Thần Châu-15 có thời gian một tuần để bàn giao với các đồng nghiệp trong sứ mệnh Thần Châu-14 đã ở trạm Thiên Cung từ tháng Sáu.

Đáng chú ý đây là lần đầu tiên Trung Quốc tiến hành việc thay người ngay trong vũ trụ, qua đó có thể giúp xác nhận mô hình thay người định kì sau này, bởi việc có đến sáu người ở cùng lúc trên trạm là một thách thức lớn trong việc phân bổ các nguồn lực.

Bình luận
Những di sản Việt Nam thành di sản của nhân loại
Những di sản Việt Nam thành di sản của nhân loại
(Ngày Nay) -  Bộ sưu tập đồ sộ của Nhạc sĩ Hoàng Vân, bao gồm hơn 700 tác phẩm âm nhạc sáng tác từ năm 1951 đến 2010, đã trở thành di sản thứ 11 của Việt Nam được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh vào Danh mục Ký ức Thế giới. Đây là lần đầu tiên một bộ sưu tập về âm nhạc của cá nhân ở Việt Nam giành được vinh dự này.
Bí ẩn của những xác ướp ở Trung Quốc khiến các nhà khoa học tranh luận
Bí ẩn của những xác ướp ở Trung Quốc khiến các nhà khoa học tranh luận
(Ngày Nay) -  Các nhà khảo cổ học thường bắt gặp những hiện vật cổ đại vượt ra ngoài phạm vi khoa học lịch sử và không phù hợp với khái niệm hiện đại về sự phát triển của nền văn minh nhân loại. Một trong những phát hiện bí ẩn đó là các xác ướp Tarim đã được khai quật ở phía tây Trung Quốc, trong số đó có xác ướp của những người gốc châu Âu hoặc Kavkaz.