Tây Yên Tử: Tỉnh Bắc Giang 'bảo tồn chứ không phá hủy'?

UBND tỉnh Bắc Giang cho rằng, Đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng Khu du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử sẽ góp phần bảo tồn hệ thống tâm linh – sinh thái chứ không phá hủy.
Tây Yên Tử: Tỉnh Bắc Giang 'bảo tồn chứ không phá hủy'?

Trước ý kiến cho rằng, Đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng Khu du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử (xã Tuấn Mậu, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang) sẽ phá vỡ hệ thống tâm linh – sinh thái vốn có của nó, PV Ngày Nay Online đã có cuộc trao đổi với ông Ngô Thanh Linh - Trưởng Phòng Công nghiệp Đầu tư và Xây dựng tỉnh Bắc Giang – Văn phòng UBND tỉnh Bắc Giang.

Tây Yên Tử: Tỉnh Bắc Giang 'bảo tồn chứ không phá hủy'? ảnh 1

Lãnh đạo UBND tỉnh Bắc Giang kiểm tra Đồ án quy hoạch Khu du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử (ảnh: Cổng TTĐT Bắc Giang)

PV: Được biết, UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành quyết định 464/QĐ- UBND về việc phê duyệt Đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng Khu du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử, xã Tuấn Mậu, huyện Sơn Động. Sự việc này bắt đầu từ thời gian nào? Ý kiến của người dân xung quanh vấn đề này?

Ông Ngô Thanh Linh: Việc quy hoạch xây dựng khu du lịch Tây Yên Tử là một chủ trương của tỉnh Bắc Giang phối hợp với Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng như đã có sự bàn bạc trao đổi thống nhất với tỉnh Quảng Ninh từ nhiều năm nay.

Ngày 29 tháng 01 năm 2013, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang có Quyết định số 105/QĐ-UBND Phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng bảo tồn tổng thể hệ thống di tích và danh thắng Tây Yên Tử.

Tháng 7/2014 UBND tỉnh đã chọn tư vấn của Bộ Xây dựng phối hợp với tư vấn Nhật Bản khảo sát nghiên cứu lập Đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng Khu du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử và mới đây Đồ án đã được phê duyệt.

Quá trình lập Đồ án đã tổ chức xin ý kiến đại diện cộng đồng dân cư, các ban ngành và chính quyền huyện Sơn Động, xã Tuấn Mậu theo quy định về công tác quy hoạch. Đại diện nhân dân và chính quyền huyện, xã đều đồng tình với nội dung đồ án quy hoạch.

PV: Có nhiều phản ánh đến Ngày Nay online cho rằng, đồ án xây dựng Khu du lịch tâm linh - sinh thái sẽ phá hủy hệ thống tâm linh vốn có và hệ thống sinh thái tự nhiên?

Ông Ngô Thanh Linh: Đó là vì những độc giả đó chưa được tiếp cận với bản quy hoạch. Bởi mục tiêu quy hoạch là đưa ra phương án khả thi để bảo tồn, phát huy các giá trị tâm linh – sinh thái chứ không phải “phá hủy” các giá trị này.

Một trong những yêu cầu quan trọng hàng đầu của đồ án quy hoạch là phải giữ được cảnh quan môi trường, có sự gắn kết hài hòa, bền vững giữa hai yếu tố cốt lõi là tâm linhsinh thái; đồng thời góp phần làm sâu sắc hơn văn hóa tâm linh của người Việt, nhất là với Thiền phái Trúc lâm Yên Tử.

PV: Mục đích của Đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng Khu du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử?

Ông Ngô Thanh Linh: Mục đích của Đồ án quy hoạch là: Xác định tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan cho các khu chức năng, các không gian đặc trưng và quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật, quy hoạch sử dụng đất làm căn cứ để quản lý và triển khai đầu tư xây dựng khu du lịch tâm linh sinh thái Tây Yên Tử.

PV: Hệ thống cáp treo tại khu du lịch tâm linh sinh thái Tây Yên Tử có quy mô như thế nào? Chất lượng ra sao?

Ông Ngô Thanh Linh: Theo đồ án quy hoạch thì bên cạnh tuyến đường leo núi đi bộ (tuyến chính đi qua chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng) thì có thêm 01 tuyến cáp treo từ chùa Hạ lên thẳng chùa Thượng dài 2.000m, với 02 ga (ga đầu và ga cuối). Quan điểm của tỉnh cũng chỉ quy hoạch tuyến cáp treo với quy mô ngắn nhất có thể (ở đoạn núi dốc nhất) và phải sau này khi thực hiện sẽ chọn hãng sản xuất cáp treo của Châu Âu để đảm bảo chất lượng và mỹ quan.

PV: Bên cạnh việc xây dựng các công trình tâm linh như Chùa, thì ở đây còn xây dựng các cơ sở hạ tầng như: khách sạn, dịch vụ ăn uống,... liệu khi đưa vào hoạt động, nó có ảnh hưởng đến hệ thống tâm linh?

Ông Ngô Thanh Linh: Quan điểm chỉ đạo quy hoạch cũng như thu hút đầu tư xây dựng khu du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử là: phải giữ được cảnh quan môi trường, bảo tồn và phát triển được hệ động, thực vật quý của vùng Tây Yên Tử. Không xây dựng các công trình thương mại, dịch vụ gần các chùa để tránh ảnh hưởng đến các công trình tâm linh. Việc này giữa tỉnh với Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có sự bàn bạc thống nhất.

PV: Tại sao chọn xây dựng khu du lịch tâm linh ở phía Tây Yên Tử mà không phải chọn nơi khác?

Ông Ngô Thanh Linh: Việc quy hoạch xây dựng Khu du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử là nhằm đánh thức tiềm năng du lịch sẵn có của vùng đất này, tạo ra sự gắn kết với phía Đông Yên Tử, thúc đẩy hình thành một khu du lịch tâm linh – sinh thái tầm cỡ quốc gia trong tương lai.

Đồng thời cũng nằm trong định hướng phát triển tuyến du lịch trọng tâm của tỉnh Bắc Giang dọc tuyến tỉnh lộ 293 (từ chùa Vĩnh Nghiêm kết nối với khu du lịch Suối Mỡ đến Yên Tử). Đây cũng là một giải pháp quan trọng để giúp tạo việc làm, nâng thu nhập, cải thiện đời sống cho nhân dân huyện Sơn Động (một trong 62 huyện nghèo của cả nước) và các xã nghèo, vùng sâu của huyện Lục Nam gần kề với khu du lịch.

PV: Xin cảm ơn ông!

Trước đó, trong thư ngỏ: “Hãy cứu lấy toàn bộ bờ tây Yên Tử!” gửi đến UBND tỉnh Bắc Giang liên quan đến Đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng Khu du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử, Nhà văn Văn Giá cho rằng, tình hình cáp treo đang có nguy cơ bành trướng, dần dần sẽ ngoạm nốt tất cả những gì còn lại của bà mẹ thiên nhiên Vĩ đại trên nước Việt.

"Chúng đang đẩy cảnh quan mọi miền đất nước sa vào tình trạng biến mọi nơi thành những chỗ na ná nhau, lặp lại, tẻ nhạt, nhàm chán, đánh mất bản sắc văn hóa vùng. Chúng sặc mùi trịch thượng và tự mãn bởi đồng tiền, sa lầy vào cơn lốc của tình trạng thương mại hóa, thực dụng", ông Giá viết.

Nhà văn quê ở Bắc Giang cũng gợi ý, nếu Bắc Giang muốn khu du lịch của mình trở nên độc đáo, riêng biệt, mang đặc sắc văn hóa vùng, thì không nên và không cần bắt chước phải xây dựng hệ thống cáp treo cùng hệ thống dịch vụ quen thuộc và phổ biến như trên kia đã đề cập.

Quang Phú

Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.