Tên lửa nổ tại Ba Lan xuất phát từ Ukraine

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - NATO và Ba Lan kết luận vụ nổ tên lửa khiến hai người thiệt mạng tại phía đông nước này hôm 15/11 dường như không phải là một cuộc tấn công có chủ ý, và lực lượng phòng không Ukraine có khả năng đã phóng tên lửa sang nước láng giềng.
Tên lửa nổ tại Ba Lan xuất phát từ Ukraine

Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cho biết: “Lực lượng phòng thủ của Ukraine đã phóng tên lửa của họ theo nhiều hướng khác nhau và rất có khả năng một trong những quả tên lửa này đã không may rơi xuống lãnh thổ Ba Lan".

Tổng thống Ba Lan cho biết vật thể gây nổ “rất có thể” là tên lửa S-300 do Nga sản xuất có từ thời Liên Xô.

Tại một cuộc họp của liên minh quân sự 30 quốc gia ở Brussels, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết không có dấu hiệu nào cho thấy đây là kết quả của một cuộc tấn công có chủ ý nhắm vào thành viên của liên minh quân sự này.

Những đánh giá ban đầu về vụ nổ tên lửa đã giúp làm giảm leo thang căng thẳng tại khu vực Đông Âu, sau khi phía NATO và Ba Lan nghi ngờ tên lửa này xuất phát từ Nga. Nếu Nga cố tình nhắm mục tiêu vào Ba Lan, điều đó có thể có nguy cơ kéo NATO vào cuộc xung đột tại Ukraine.

Tuy nhiên, phía NATO vẫn đổ lỗi cho phía Nga về vụ việc. “Đây không phải là lỗi của Ukraine. Nga chịu trách nhiệm cuối cùng", ông Stoltenberg khẳng định.

Trước đó, quân đội Nga cho biết họ không phóng tên lửa nhắm vào Ba Lan. Một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Nga cho biết không có cuộc tấn công nào của Nga hôm thứ Ba gần hơn 35 km từ biên giới Ukraine-Ba Lan.

Điện Kremlin đã tố cáo phản ứng ban đầu của Ba Lan và các quốc gia khác, đồng thời ca ngợi ca ngợi “phản ứng kiềm chế, chuyên nghiệp hơn nhiều” của Tổng thống Mỹ Joe Biden.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết: “Chúng tôi đã chứng kiến ​​một phản ứng cuồng loạn, điên cuồng, bài Nga không dựa trên bất kỳ dữ liệu thực nào".

Theo AP
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
(Ngày Nay) - Ngày 24/7, tại Trung tâm Hội nghị Bharat Mandapam ở Thủ đô New Delhi (Ấn Độ), trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 46, Chủ tịch Ủy ban Di sản thế giới Vishal V. Sharma đã thông qua Quyết định số 46 COM 7B.43, chính thức đồng thuận với các nội dung đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
Chiều 27/8/2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục chuyến thăm, làm việc tại Hà Giang nhằm kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh và công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh. Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm cán bộ, nhân viên lực lượng liên ngành Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy. Ảnh tư liệu: Trí Dũng
Thực hiện lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nơi cực Bắc thân yêu của Tổ quốc
(Ngày Nay) - Lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” đã trở thành kim chỉ nam để mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân “tự soi”, “tự sửa”, không ngừng rèn luyện, nâng cao năng lực công tác, ra sức giữ gìn, bảo vệ uy tín, sức mạnh của Đảng, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân...
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng thăm và làm việc với Đảng bộ, chính quyền huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận.
Vai trò to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong hoạt động Quốc hội ​
(Ngày Nay) -Gần 60 năm làm việc và cống hiến, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại nhiều di sản có giá trị đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Trân trọng những công lao to lớn trong quá trình xây dựng và đổi mới tổ chức, hoạt động của Quốc hội, nhiều đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, đồng chí Nguyễn Phú Trọng không chỉ là người chiến sĩ cộng sản kiên trung, mà còn là hạt nhân trong vai trò lãnh đạo, góp phần xây dựng, khẳng định uy tín của cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân.