“Tết ấm tình thương” với đồng bào vùng cao

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Không chỉ là các hoạt động ý nghĩa, lãnh đạo, CBNV HDBank còn phát huy nét văn hóa, tinh thần thiện nguyện xuyên suốt “trao tận tâm – đến tận nơi” để chia sẻ cùng đồng bào, người dân khó khăn khi những ngày Tết nguyên đán đang đến gần.
“Tết ấm tình thương” với đồng bào vùng cao

Trước thềm năm mới, từ ngày 07/01 – 10/01, lãnh đạo, CBNV HDBank tiếp tục thực hiện chuỗi chương trình an sinh xã hội “Tết ấm tình thương”, đồng hành cùng nhiều hoạt động ý nghĩa dành tặng đồng bào, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn khắp mọi miền Tổ quốc.

Theo đó, HDBank đã đến tận nơi, dành tặng đồng bào vùng cao Hòa Bình hàng trăm phần quà gồm nhu yếu phẩm, khám cấp thuốc miễn phí cho bà con, tổ chức ngày hội vui xuân hấp dẫn…

“Tết ấm tình thương” với đồng bào vùng cao ảnh 1

HDBank trao quà Tết cho bà con đồng bào huyện Đà Bắc.

Tại Hà Nội, trước sự chứng kiến của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, Ngân hàng đã đồng hành cùng chương trình “Mùa xuân cho em”, trao quà và kinh phí hơn 01 tỷ đồng cho “Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam”; Đồng thời, xây dựng và bàn giao hàng chục ngôi nhà tình thương khắp 2 miền Nam - Bắc.

Đến sẻ chia nơi vùng cao

Cách Hà Nội chừng 100 km, với 2 giờ đi ô tô, bản làng của người Tày, Mường, Dao, Thái huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình nằm sát lòng hồ sông Đà, nép mình trên các triền núi. Những năm gần đây, huyện được biết đến là địa chỉ du lịch của tỉnh hàng với trăm km bờ hồ sông Đà cùng nhiều đảo nổi, bán đảo và các vịnh có cảnh quan kỳ thú. Tuy nhiên, Đà Bắc vẫn là huyện nghèo của tỉnh Hòa Bình (diện 30a), trong đó có nhiều địa phương thuộc diện đặc biệt khó khăn, nhất là địa bàn các xã vùng sâu, vùng xa, vùng lòng hồ.

“Tết ấm tình thương” với đồng bào vùng cao ảnh 2

Sẻ chia, trao gửi yêu thương luôn là một trong những truyền thống tốt đẹp của cán bộ nhân viên HDBank.

Xua tan giá lạnh những ngày cuối năm, HDBank đã đồng hành cùng chuỗi chương trình “Tết đồng bào 2023” do Truyền hình Nhân đạo VTV phối hợp với Bệnh viện hữu nghị Việt - Xô tổ chức, góp phần mang đến mùa xuân mới tươi vui cho bà con đồng bào vùng cao Đà Bắc.

Từ sáng sớm, đoàn Ngân hàng cùng Ban tổ chức đã đến tận từng bản làng, thăm hỏi, tặng quà, trao sổ tiết kiệm cho hơn 500 hộ khó khăn; đồng thời khám cấp thuốc miễn phí, trao trang thiết bị dạy học, học bổng cho các điểm trường; tổ chức hội chợ từ thiện 0 đồng cho hàng nghìn người dân, đồng thời mang đến các trò chơi văn hóa dân gian ngày Tết ý nghĩa…

Trước đó, nhằm góp phần phát huy tiềm lực nông nghiệp, du lịch địa phương, tháng 11/2022, HDBank khai trương trụ sở mới tại Hòa Bình, cung cấp nguồn vốn đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo đòn bẩy phát triển tổng hợp các ngành kinh tế - xã hội như nông, lâm nghiệp và du lịch - dịch vụ, từng bước tạo tiền đề để huyện Đà Bắc cũng như tỉnh Hòa Bình phát triển.

Tâm huyết với hoạt động an sinh xã hội

“Được nhận quà Tết thì vui lắm” – Chị Lý Thị Cúc, dân tộc Dao tại Bản Sưng, huyện Đà Bắc, cười giòn giã khi đón đoàn HDBank đến chúc Tết, tặng quà gia đình. Căn nhà tranh vách nứa của chị ngập tràn tiếng cười, trẻ con sẽ có áo mới, bữa cơm có thịt và người lớn có cơ hội phát triển kinh tế gia đình nhờ những chính sách cho vay ưu tiên của HDBank.

Được hỗ trợ như gia đình chị Cúc, hộ của ông Nguyễn Văn Thêu cùng 9 hộ dân thuộc diện khó khăn khác tại Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu vừa được lãnh đạo HDBank đến tận nơi bàn giao căn nhà tình thương mới, khang trang, kiên cố hơn. Những ngôi nhà này không chỉ là nơi che nắng che mưa mà còn là nơi ấp ủ tình người ấm áp, giúp ổn định cuộc sống, tạo điều kiện để người dân vững tâm làm ăn sản xuất.

Mới đây, HDBank và Tập đoàn Sovico đã tổ chức lễ khánh thành và bàn giao 3 căn nhà cộng đồng tránh lũ “2 trong 1” trị giá 6,1 tỷ đồng cho người dân xã Cẩm Thành, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.

“Tết ấm tình thương” với đồng bào vùng cao ảnh 3

HDBank đến tận nơi, trao kinh phí xây dựng 3 căn nhà cộng đồng tránh lũ trị giá 6,1 tỷ đồng cho người dân Hà Tĩnh vào tháng 6/2022.

Sẻ chia, trao gửi yêu thương luôn là một trong những truyền thống tốt đẹp của cán bộ nhân viên. Qua đó nhiều chương trình hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe cho người dân được triển khai. Cụ thể, với chương trình “đem lại ánh sáng cho người nghèo bị đục thủy tinh thể”, HDBank đã tài trợ chi phí mổ mắt cho hơn 13.000 bệnh nhân. Cạnh đó, hơn 27.000 thẻ BHYT được gửi đến cho các hộ nghèo và cận nghèo; Đồng thời, trao tặng hàng trăm ngôi nhà tình thương đến người dân trên khắp cả nước.

Chỉ tính riêng năm 2022, HDBank đã đóng góp trên gần hàng chục tỷ đồng cho các công tác an sinh xã hội, trong đó, cơ sở hạ tầng nhà ở - giao thông, giáo dục và y tế là ba lĩnh vực trọng điểm với số tiền đóng góp trị giá lần lượt là lần lượt là 43,4 tỷ đồng, 5,16 tỷ đồng và 10,4 tỷ đồng.

Bên cạnh kinh doanh và phát triển bền vững, Ngân hàng luôn hướng đến lợi ích to lớn, đồng hành cùng nền kinh tế, hỗ trợ người dân trong xóa đói giảm nghèo, dựng xây cuộc sống tốt đẹp hơn. Nhiều năm qua, HDBank thường xuyên tổ chức các chuyến thăm hỏi, tặng quà cho các các hoàn cảnh thiếu may mắn trên cả nước, tại các làng trẻ SOS, các địa phương chịu ảnh hưởng của thiên tai, các em học sinh nghèo hiếu học…

Trong đợt dịch Covid-19 kéo dài 3 năm qua, Ngân hàng đã tích cực quyên góp, ủng hộ Quỹ vaccine của Chính phủ; trao tặng trang thiết bị y tế là xe cứu thương, máy thở, bộ kit test đến các địa phương bùng dịch trên cả nước; trao hàng ngàn túi quà an sinh đến các gia đình bị ảnh hưởng của dịch Covid-19, tặng các suất ăn miễn phí… với kinh phí hàng trăm tỷ đồng.

Dịp Tết Quý Mão 2023, HDBank sẽ nối tiếp hành trình thiện nguyện, mang “Tết ấm tình thương” tới các hoàn cảnh khó khăn tại trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long… Đồng thời, tiếp tục thực hiện các hoạt động an sinh xã hội theo định hướng phát triển xanh, bền vững, đặc biệt quan tâm tới các hoạt động giáo dục, tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của cộng đồng; và những hoạt động khắc phục hậu quả thiên tai, lũ lụt, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, đảm bảo đời sống, sinh kế của người dân./.

Ảnh minh hoạ.
Còn những bất cập trong thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Việc thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, gồm cả tuyến huyện và tuyến tỉnh, đã góp phần đổi mới cơ chế quản lý tài chính y tế, bảo đảm quyền lợi người bệnh và tạo động lực cho y tế tuyến huyện tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đổi mới phong cách phục vụ…
Khung cảnh mua bán được tái hiện trong không gian Trên bến dưới thuyền tại kênh Thầy Cai, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.
Đánh thức tiềm năng du lịch bền vững ở làng nghề trăm tuổi
(Ngày Nay) - Dòng kênh Thầy Cai nhộn nhịp với những chiếc ghe chở gạch, chở trấu, những chiếc ghe hàng... tưởng chừng như bị lãng quên đã được gợi nhớ lại trong những ngày diễn ra Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần đầu tiên vào năm 2024.
Ảnh minh hoạ.
Tạo dấu ấn từ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo
(Ngày Nay) -  Là khu vực gặp nhiều khó khăn nhất cả nước, vùng trung du và miền núi phía Bắc có liên kết vùng yếu, chưa mang dấu ấn riêng, chưa phát huy hết tiềm năng của vùng và lợi thế kinh tế cửa khẩu với nước bạn Lào và Trung Quốc.
Cấp chứng chỉ ngoại ngữ: Tăng cường các giải pháp chống thi thay, thi hộ
Cấp chứng chỉ ngoại ngữ: Tăng cường các giải pháp chống thi thay, thi hộ
(Ngày Nay) - Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam dự kiến sẽ tăng cường các giải pháp để chống thi thay, thi hộ như bổ sung quy định yêu cầu các đơn vị cung cấp ảnh chụp của thí sinh trong quá trình làm bài thi trên hệ thống tra cứu và xác minh chứng chỉ.
Châu Âu đối mặt với cuộc khủng hoảng khí đốt mới
Châu Âu đối mặt với cuộc khủng hoảng khí đốt mới
(Ngày Nay) - Theo cảnh báo của hãng tin Bloomberg, châu Âu đang đứng trước nguy cơ tái diễn một cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng khi lượng dự trữ khí đốt cạn kiệt nhanh chóng, trong khi các lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với Gazprombank đe dọa cắt đứt những tuyến cung cấp khí đốt cuối cùng từ Nga.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Sự "đảo chiều" trong quan hệ kinh tế Nga - Ấn Độ
(Ngày Nay) - Quan hệ kinh tế Nga - Ấn Độ đang trải qua một sự đảo chiều mạnh mẽ, chuyển từ hợp tác quân sự sang tập trung vào thương mại dầu mỏ và hàng hóa. Với kim ngạch thương mại tăng đột biến lên 65 tỷ USD vào năm 2023, Ấn Độ trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của Nga.