Thái Lan, Nhật Bản và Việt Nam 'chậm chân' trong cơn sốt thanh toán kỹ thuật số

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Thái Lan, Nhật Bản và Việt Nam là ba quốc gia châu Á chậm trễ nhất trong việc áp dụng thanh toán kỹ thuật số, ngay cả khi khu vực này dẫn đầu xu thế này trên toàn thế giới.
Thái Lan, Nhật Bản và Việt Nam 'chậm chân' trong cơn sốt thanh toán kỹ thuật số

Trong tổng số giá trị giao dịch trực tiếp của khu vực châu Á vào năm 2022, tỷ lệ tiền mặt ở Thái Lan cao nhất ở mức 56%, tiếp theo là Nhật Bản ở mức 51% và Việt Nam ở mức 47%, theo số liệu từ công ty xử lý thanh toán và ngân hàng FIS có trụ sở tại Mỹ.

Báo cáo hàng năm của FIS đã theo dõi xu hướng thanh toán của người tiêu dùng khi mua sắm trực tuyến và tại điểm bán hàng thực tế trên 40 quốc gia và nền kinh tế.

Mặc dù Thái Lan đã đạt được những bước tiến đáng kể trong việc gia tăng dân số sử dụng dịch vụ ngân hàng trong những năm gần đây, nhưng "tỷ lệ người tiêu dùng không sử dụng dịch vụ ngân hàng theo truyền thống vẫn ở mức cao có nghĩa là thẻ thanh toán chưa bao giờ thông dụng", báo cáo của FIS chỉ ra.

Tại Nhật Bản, một nền kinh tế trưởng thành hơn với dân số già, tiền mặt vẫn được sử dụng phổ biến, một phần do mạng lưới ATM rộng lớn và phí thẻ tín dụng tương đối cao, khiến các thương gia nhỏ không muốn chấp nhận thanh toán kỹ thuật số.

Trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Nhật Bản dự kiến sẽ có tỷ lệ tiền mặt cao nhất vào năm 2026 ở mức 37%, khi các nền kinh tế khác nhanh chóng áp dụng ví kỹ thuật số thông qua các siêu ứng dụng.

Còn ở Đông Nam Á, các hãng công nghệ như Grab và GoTo đã và đang mở rộng thị phần trong lĩnh vực thanh toán kỹ thuật số bằng cách cho phép người dùng thanh toán trực tuyến không chỉ cho dịch vụ gọi xe, giao đồ ăn mà còn ở nhiều cửa hàng trên mạng và trực tiếp. Các dịch vụ ví điện tử phổ biến khác bao gồm MoMo tại Việt Nam và GCash tại Philippines.

Sự tăng trưởng của xu hướng thanh toán ảo ở châu Á xuất phát từ sự mở rộng thị trường thương mại điện tử đã phát triển trong thời kỳ đại dịch COVID-19. Đặc biệt, Đông Nam Á đang chứng kiến sự tăng trưởng của ví kỹ thuật số do có nhiều người không sử dụng dịch vụ ngân hàng.

“Những nền kinh tế này chủ yếu đi tắt đón đầu bằng thẻ ngân hàng và chuyển trực tiếp sang thanh toán kỹ thuật số, đặc biệt là khi cơ sở hạ tầng chấp nhận thanh toán kỹ thuật số trở nên dễ dàng hơn nhiều đối với người bán thông qua mã QR”, báo cáo của FIS cho biết.

Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương được dự đoán sẽ dẫn đầu trong việc sử dụng ví kỹ thuật số cho các giao dịch trực tiếp, chiếm 59% trong tổng số 36,7 nghìn tỷ USD thị trường quầy bán hàng (POS) trong khu vực vào năm 2026. Tỷ lệ này cao hơn Trung Đông và châu Phi ở mức 24%, châu Âu là 20% và Bắc Mỹ là 16%.

Tỷ lệ ví kỹ thuật số được sử dụng trong các giao dịch trực tuyến cũng được dự đoán sẽ mở rộng trong khu vực lên 73% vào năm 2026, tăng từ 69% theo ước tính năm 2022.

Chuyên gia tài chính Yvonne Szeto của FIS lưu ý rằng châu Á đang "đi đầu" trong đổi mới thanh toán kỹ thuật số, dẫn đầu sự phát triển trong lĩnh vực thanh toán xuyên biên giới và tiền tệ kỹ thuật số của ngân hàng trung ương.

“Đây cũng là khu vực mà ví kỹ thuật số lần đầu tiên nắm giữ vai trò là phương thức thanh toán đóng vai trò chủ đạo và sự thống trị đó không có dấu hiệu suy giảm", vị chuyên gia cho biết.

Theo Nikkei Asia
Quảng Ninh vận động du khách không mang rác thải nhựa ra các đảo
Quảng Ninh vận động du khách không mang rác thải nhựa ra các đảo
(Ngày Nay) - Từ ngày 27/4, ngày đầu tiên của dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, khách du lịch sẽ không được mang các sản phẩm nhựa dùng một lần ra các xã đảo của huyện Vân Đồn (Quảng Ninh), cụ thể gồm 5 xã đảo: Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, Thắng Lợi, Bản Sen.
Trải nghiệm Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang
Trải nghiệm Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang
(Ngày Nay) - Sáng 27/4, tỉnh Tuyên Quang tổ chức Khai mạc Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang lần thứ 3, năm 2024, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành. Sự kiện đã thu hút hàng nghìn du khách và nhân dân tới tham dự.
Hãng hàng không Nhật Bản hủy chuyến bay do phi công say rượu
Hãng hàng không Nhật Bản hủy chuyến bay do phi công say rượu
(Ngày Nay) - Ngày 26/4, hãng hàng không Japan Airlines của Nhật Bản cho biết mới đây hãng đã phải hủy một chuyến bay từ thành phố Dallas (Mỹ) tới Tokyo sau khi tiếp nhận thông tin từ cảnh sát địa phương rằng cơ trưởng của chuyến bay này có hành vi gây rối tại khách sạn do say rượu.
Hiện tại, UBND tỉnh Hà Nam và UBND thị xã Duy Tiên đã vào cuộc xử phạt hành chính đồng thời nghiêm cấm tổ chức hoạt động biểu diễn tại quán H2 CLub.
Vụ quán H2 Club ở Hà Nam: Nghiêm cấm hành vi tổ chức biểu diễn trái phép
(Ngày Nay) - Sau khi Ngày Nay đăng tải loạt bài viết phản ánh việc quán bar H2 Club tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục, phản cảm; hoạt động “chui” khi chưa đủ điều kiện được phép kinh doanh; cùng một số dấu hiệu vi phạm khác; UBND tỉnh Hà Nam và UBND thị xã Duy Tiên đã vào cuộc xử phạt hành chính đồng thời nghiêm cấm tổ chức hoạt động biểu diễn.
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.