Công ty Colossal Bioscatics lần đầu tiên công bố kế hoạch đầy tham vọng của mình để hồi sinh loài voi ma mút lông dài hai năm trước, và hôm thứ Ba tuần này cho biết họ cũng muốn mang loài chim dodo trở lại.
“Dodo là biểu tượng của sự tuyệt chủng do con người tạo ra", ông Ben Lamm, người đồng sáng lập kiêm CEO của Colossal cho biết. Công ty đã thành lập một bộ phận để tập trung vào các công nghệ di truyền liên quan đến loài chim không biết bay có kích thước bằng một con gà tây.
Con dodo cuối cùng đã bị giết vào năm 1681 trên đảo Mauritius ở Ấn Độ Dương.
Công ty Dallas, ra mắt vào năm 2021, cũng đã công bố đầu tuần này rằng họ đã huy động được thêm 150 triệu USD tiền tài trợ. Cho đến nay, Dallas đã huy động được 225 triệu USD từ các nhà đầu tư trên phạm vi rộng bao gồm Quỹ Công nghệ Sáng tạo Mỹ, Breyer Capital và In-Q-Tel, công ty đầu tư mạo hiểm của CIA đầu tư vào công nghệ.
Ông Lamm cho biết triển vọng mang loài dodo trở lại dự kiến sẽ không trực tiếp tạo ra lợi nhuận. Tuy nhiên, các công cụ và thiết bị di truyền mà công ty phát triển để cố gắng thực hiện điều đó có thể có những ứng dụng khác, bao gồm cả việc chăm sóc sức khỏe con người.
Ví dụ, Colossal hiện đang thử nghiệm các công cụ để chỉnh sửa đồng thời một số phần của bộ gen. Nó cũng đang nghiên cứu các công nghệ đôi khi được gọi là “tử cung nhân tạo”.
Beth Shapiro, nhà sinh vật học phân tử trong ban cố vấn khoa học của Colossal, người đã nghiên cứu về loài dodo trong hai thập kỷ, cho biết họ hàng gần nhất của loài dodo là chim bồ câu Nicobar.
Nhóm nghiên cứu của Shapiro có kế hoạch nghiên cứu sự khác biệt về ADN giữa chim bồ câu Nicobar và chim dodo để hiểu “đâu là gen thực sự tạo nên một cá thể dodo”.
Sau đó, nhóm có thể cố gắng chỉnh sửa các tế bào chim bồ câu Nicobar để làm cho chúng giống với các tế bào của loài dodo. Shapiro cho biết có thể đưa các tế bào đã tinh chỉnh vào trứng đang phát triển của các loài chim khác, chẳng hạn như chim bồ câu hoặc gà, để tạo ra con cái có thể sản xuất trứng dodo một cách tự nhiên.
Bởi vì động vật là sản phẩm của cả di truyền và môi trường của chúng – thứ đã thay đổi đáng kể kể từ những năm 1600, bà Shapiro nói rằng “không thể tái tạo một bản sao giống hệt 100% của một loài đã biến mất”.
Các nhà khoa học khác lại đặt câu hỏi liệu có nên thử hồi sinh loài dodo hay không và liệu quá trình này có làm chuyển hướng sự chú ý và tiền bạc khỏi những nỗ lực bảo tồn các loài động vật vẫn còn trên Trái đất hay không.
Nhà sinh thái học Stuart Pimm của Đại học Duke (Mỹ), cho biết: “Có một mối nguy hiểm thực sự khi nói rằng nếu chúng ta phá hủy thiên nhiên, chúng ta có thể khôi phục thiên nhiên. Và chúng ta sẽ đặt một con voi ma mút ở đâu trên Trái đất, khi các hệ sinh thái dành cho chúng đã biến mất?".
Ở mức độ thực tế, các nhà sinh vật học bảo tồn quen thuộc với các chương trình nhân giống nuôi nhốt nói rằng động vật được nuôi trong vườn thú có thể khó thích nghi với tự nhiên.
Boris Worm, nhà sinh vật học tại Đại học Dalhousie (Canada), chỉ ra rằng sẽ hữu ích nếu các loài động vật tuyệt chủng được hồi sinh có thể học hỏi từ các loài động vật hoang dã khác cùng loại - một lợi thế mà loài chim dodo và voi ma mút sẽ không có.
“Việc ngăn chặn các loài bị tuyệt chủng ngay từ đầu nên là ưu tiên hàng đầu của chúng ta và trong hầu hết các trường hợp, công việc này rẻ hơn rất nhiều", ông Worm nói.