‘Thân sâu hồn bướm’ – Kỳ 1: Nửa đời đa đoan

(Ngày Nay) - Tạo hóa trớ trêu, bà mụ nắn lầm, những người phụ nữ lại ở trong thân xác của đàn ông. Nên giấc mơ được trở thành đàn bà thực thụ cứ mê mải ám ảnh tâm trí họ. Và để được sống thật, họ phải bứt lìa khỏi gia đình, phải ly hương, chịu sự kì thị, đôi khi còn đánh đổi cả sinh mệnh. Nước mắt nhiều, niềm vui ít, vẫn phải sống một đời. Dẫu uẩn khúc này chỉ biết đem hỏi trời cao…
Không ai muốn sinh ra đã bất bình thường, và hành trình "cãi mụ" có rất nhiều đau đớn, đắng cay
Không ai muốn sinh ra đã bất bình thường, và hành trình "cãi mụ" có rất nhiều đau đớn, đắng cay
Kỳ 1: Nửa đời uẩn khúc

“Mặc kệ”, “sống tới đâu hay tới đó”, là câu cửa miệng của rất nhiều người trót sinh ra đã mang “kiếp bóng”. Người may mắn có tài có sắc chưa hẳn đã an vui, mà không tài không sắc, lại nghèo thì cầm chắc một đời hiu hắt…

“Đi chuyển giới thì đừng nhìn mặt nội”

Phạm Phương có đôi mắt ướt, khi cười vẫn buồn. Đời Phương cũng buồn, dẫu rằng Phương thanh sắc hơn người, và đang thời tổ đãi. Phương hiện là ca sĩ rất nổi bật tại đoàn lô tô Hương Nam. Kể về tuổi thơ của mình, Phương cắn chặt môi: “Em đi nhiều nơi, em chứng kiến tình mẫu tử thiêng liêng, tự nhiên lại nghĩ về bản thân mình. Không hiểu sao, mình lại không thể có được điều ai cũng dễ dàng có. Là mẹ, và một hình hài nữ giới”.

Mẹ Phương lẳng lặng bỏ đi khi Phương vừa tròn ba tháng tuổi. Phương cứ thế ngơ ngác lớn lên. “Có một lần mẹ trở về nhà muốn đưa em đi. Ba không chịu, nói là, thôi đi lấy chồng đi, con tui cứ để đó tui nuôi. Rồi mẹ bỏ đi thật. Mấy chục năm bặt vô âm tín, giờ không biết còn hay mất, cũng chưa một lần trở lại nơi đây…”, Phương cụp mắt, mưa Sài Gòn rào rào ngoài phố, xối ướt câu chuyện buồn tênh. Năm Phương lên lớp 2, ba bệnh nặng rồi cứ thế về trời. Phương lầm lũi ở cùng với bà nội.

‘Thân sâu hồn bướm’ – Kỳ 1: Nửa đời đa đoan ảnh 1

Phạm Phương rất xinh đẹp khi hóa trang thành phụ nữ

Cùng nội đi bán vé số, lượm ve chai, tối về ngủ tạm mái hiên nhà người, cơ cực không kể sao cho hết. Nhưng Phương chưa bao giờ thấy buồn, Phương chỉ biết buồn khi nhận ra cơ thể này không phải là điều mình muốn. Đầu óc non nớt luôn tự hỏi, mình làm sao lại không thể có được thân hình giống như một người con gái. Phương trăn trở, đớn đau, buồn bã đeo đẳng suốt thời hoa niên lẽ ra nhiều mộng ước.

Nhưng cho đến bây giờ, khi tất cả mọi người xung quanh đều biết Phương là nữ, thì có một người vẫn không thể chấp nhận việc Phương đi phẫu thuật chuyển giới. Không ai khác, đó lại là nội, người nuôi nấng, chăm bẵm Phương từ thuở mới lọt lòng. Khi chúng tôi “xa gần” về việc Phương khao khát có hình hài nữ giới, bà nội Phương, năm nay 82 tuổi đã cực kì kiên quyết: “Không bao giờ tôi chấp nhận việc nó đi chuyển giới. Nó muốn làm cái gì thì làm, chuyển giới là không bao giờ. Còn nó muốn đi cũng được, nhưng làm rồi thì đừng bao giờ nhìn mặt bà nội nữa”.

‘Thân sâu hồn bướm’ – Kỳ 1: Nửa đời đa đoan ảnh 2

Phạm Phương bật khóc khi kể về những uẩn khúc của đời mình

Nghe vậy, Phương không kìm được nữa, bật khóc: “Em có tiền, em có nghề nghiệp, chỉ trải qua một cơn đau thôi, là em sẽ được trở thành phụ nữ. Giấc mơ bao năm đã đến rất gần rồi, nhưng hiện tại em không biết phải làm sao nữa, giờ em phải làm sao…”, Phương hỏi mà không có câu trả lời. Phương nói, nếu bây giờ Phương trốn đi phẫu thuật, chắc có lẽ bà nội sẽ không chịu nổi cú sốc này, bà năm nay đã 82 tuổi. Mà khi Phương càng lớn tuổi, độ nguy hiểm của ca đại phẫu ấy lại càng cao. Một bên chữ hiếu, một bên là khát khao sống thật, Phương chỉ biết bế tắc thở dài.

Và đêm về, giấc mơ mở mắt ra đã hoàn toàn trở thành phụ nữ vẫn ám ảnh Phạm Phương. Đời Phương đầy mất mát, bà nội bao năm nay là mẹ, còn Phương là nguồn sống duy nhất của bà… Bước khỏi căn nhà nhỏ, vẫn không quên được đôi mắt điệp trùng u uẩn của Phương, và câu nói như van nài của nội: “Chuyển giới rồi sau này khổ lắm con ơi, bà nội đâu còn đủ sức mà lo cho con nữa…”.

“Sống tới đâu, hay tới đó”

… Nhưng Phạm Phương còn trẻ, đời còn dài và còn nhiều hy vọng. Có những người cũng “thân sâu hồn bướm”, nhưng được phẫu thuật chuyển giới là giấc mơ mãi không chạm tay tới được. Vì nghèo, vì đã già.

Ròng rã 3 tháng nay chị Út chưa được đi hát. Đoàn lô tô nghèo, chủ yếu mở hội chợ ở vùng xa, thôn quê, hẻo lánh. “Dịch Covid vừa mới bớt căng thẳng thì lại trúng mùa mưa. Có khi tụi chị dựng rạp cả nửa tháng cũng chưa hát được đêm nào. Nản quá chị về Sài Gòn phụ bưng bê, chừng nào trưởng đoàn gọi thì lại đi”, chị Út chải mớ tóc đã nhiều sợi bạc, nói như than.

Chị Út tên thật là Nguyễn Văn Đ., đã ngoài 50 tuổi, quê tại một tỉnh miền Tây. Ngày phát hiện ra chị Út thường giả gái dạo chơi ngoài chợ, ba chị đã trói chị vào cột nhà, đánh một trận nên thân. Đêm đó, chị Út bỏ nhà đi. Đi được là đi biệt, đến nay đã hơn 30 năm vẫn chưa một lần trở về.

Chị Út kể, mình vẫn chưa chuyển giới, vì số tiền vài trăm triệu để hoàn thiện cơ thể là quá lớn. Chị Út ngùi ngùi tâm sự: “Hồi còn trẻ chị cũng nghĩ mình phải đi chuyển giới. Nhưng dành dụm mãi cũng không tài nào dư dả. Muốn đẹp còn phải sửa mũi, gọt hàm, hạ gò má. Mà em coi, tiền mua son phấn đánh mặt đi diễn còn thiếu, thì trông mong chi tới chuyện phẫu thuật”.

Vòng một trông giống phụ nữ là kết quả của mấy mươi năm chị Út dùng thuốc tránh thai. Hỏi chị, dùng thuốc tránh thai lâu dài sẽ hại gan, hại thận, chị không sợ sao. Chị Út cười buồn: “Có, chị biết chứ. Chị uống liên tục bị nhức đầu muốn khóc. Nhưng cách này là rẻ nhất rồi. Kệ, còn sống được bao lâu nữa đâu mà lo…”.

‘Thân sâu hồn bướm’ – Kỳ 1: Nửa đời đa đoan ảnh 3

Nhìn vóc dáng nuột nà, ít người biết cô gái này sinh ra trong hình hài đàn ông, và vẫn chưa phẫu thuật chuyển giới hoàn toàn

Cũng như chị Út, Huỳnh Viết T. – tên thường gọi là Đào, cũng bỏ quê lên phố để tránh ánh mắt dè bỉu của hàng xóm, láng giềng và kể cả người thân. Một bên chân có tật, chị Đào không làm được gì khác nên đi bán vé số. “Ban đầu chị vô đây, người ốm, chưa có ngực, tay chân đàn ông mà mặc đồ phụ nữ đi bán. Người ta tưởng chị bị khùng, nếu không xa lánh thì chọc ghẹo, người ác ý còn nhổ nước miếng. Chị nghĩ mãi, không biết làm sao mà mình khổ vậy”, chị Đào kể tới đây thì khóc.

Sống lay lắt cực khổ, tủi nhục, nhưng chị Đào vẫn cương quyết không trở lại quê nhà. Bởi: “Về quê còn khổ hơn, không làm gì ra tiền đã đành, bị người ta sỉ nhục thì ba má anh em chịu không nổi. Chị nhớ có lần đang ăn cơm, anh trai tức giận vì bạn bè chọc ghẹo có thằng em “lại cái”, tự nhiên hất chén cơm chị đang cầm trên tay. Từ đó, chị muốn bỏ nhà đi”.

Hỏi chị Đào có mơ ước gì không, chị Đào lắc đầu. Nói đùa rằng, đời mình toàn ác mộng; rằng, mỗi ngày ra đường kiếm được bữa cơm, để dành chút ít gửi về quê cho cha mẹ già, vậy là đã đủ. Chị Đào xếp lại mớ tiền lẻ, rồi nói: “Người như tụi chị mơ ước gì đâu. Mà có mơ cũng không được. Nên kệ đi, tới đâu hay tới đó”.

Nhưng khi hỏi, nếu được chọn lại lần nữa, liệu họ có kìm nén bản thân, sống như đàn ông cho đời dễ thở hơn không? Thì tất cả đều lắc đầu. Dù biết sẽ bị kì thị, bị dạt ra khỏi những đường biên của xã hội, họ vẫn khát khao được sống thật, được khoác lên mình hình dáng nữ giới. Mà hành trình “cãi mụ” lúc nào cũng thật nhiều nước mắt…

Tên một số nhân vật đã được thay đổi

Kỳ 2: Đắng đót mưu sinh

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?