Thắng cảnh quốc gia Thác Voi: Nguy cơ hoang phế vì tranh chấp tư nhân (!) - Bài 2: Chủ đầu tư bị ‘mất quyền” khai thác dự án

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Năm 2011, di tích thắng cảnh quốc gia Thác Voi được UBND tỉnh Lâm Đồng cấp cho công ty TNHH TMDV kinh doanh địa ốc Việt REMAX (công ty Việt REMAX) làm chủ đầu tư. Tuy nhiên ba năm qua, Khu du lịch sinh thái Thác Voi bất ngờ được vận hành, khai thác bởi một doanh nghiệp lạ hoắc là công ty TNHH Thuận Việt.
Năm 2011, di tích thắng cảnh quốc gia Thác Voi được UBND tỉnh Lâm Đồng cấp cho công ty Việt REMAX khai thác.
Năm 2011, di tích thắng cảnh quốc gia Thác Voi được UBND tỉnh Lâm Đồng cấp cho công ty Việt REMAX khai thác.

Từ chủ đầu tư… bỗng thành “chầu rìa” dự án

Trong đơn kêu cứu gửi Ngày Nay, ông Vũ Đình Hiệp, đại diện công ty Việt REMAX cho biết, vào năm 2011 UBND tỉnh Lâm Đồng đã cấp giấy chứng nhận đầu tư Khu du lịch sinh thái Thác Voi cho công ty Việt REMAX. Theo đó dự án có diện tích khoảng 58 ha, tổng vốn đầu tư là hơn 230 tỷ đồng. Sau đó, công ty đã tiến hành đầu tư nhiều hạng mục như: ki ốt bán hàng, nhà bảo vệ, quầy vé, hàng rào, các cầu đi bộ, vườn hoa, nhà vệ sinh… để phát triển dự án.

Tuy nhiên, khoảng ba năm trước, công ty Việt REMAX bất ngờ phát hiện dự án đang bị vận hành bởi một đơn vị khác là công ty TNHH Thuận Việt nên đã nhiều lần gửi đơn kêu cứu tới các Sở Ban ngành tỉnh Lâm Đồng để ‘đòi’ lại dự án nhưng chưa được giải quyết. Do đó, dự án ngưng trệ kéo dài và hiện đứng trước nguy cơ bị thu hồi.

Đầu tháng 11/2020, phóng viên có mặt tại thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà để ghi nhận thực tế những lời kêu cứu. Hình ảnh đầu tiên đập vào mắt chúng tôi là một công trình cổng chào Khu du lịch Thác Voi đang xây dựng dang dở. Phía bên trong khuôn viên, mọi thứ gần như không có gì thay đổi so với trước đây. Một dãy ki ốt với vài gian hàng nước giải khát, tạp hóa, đồ lưu niệm và tương đối vắng khách.

Tại quầy vé, chúng tôi ghi nhận có hai nhân viên nữ mang bảng tên công ty TNHH Thuận Việt (do bà Trần Thanh Tuyết làm giám đốc) đang bán vé cho khách du lịch. Vé bán ra có giá 50.000 đồng/lượt khách, in thông tin công ty TNHH Thuận Việt, có trụ sở tại số 7C Lê Hồng Phong, TP.Đà Lạt. Điều đáng nói, công ty TNHH Thuận Việt không phải doanh nghiệp đứng tên trên hồ sơ dự án Khu du lịch sinh thái Thác Voi.

Tiếp đó, phóng viên Ngày Nay đã tìm tới địa chỉ Công ty TNHH Thuận Việt theo địa chỉ in trên vé vào cổng Khu du lịch Thác Voi. Tại đây, người nhận là em của bà Trần Thanh Tuyết cho biết hiện bà Tuyết không có nhà. Để làm rõ những vấn đề liên quan, chúng tôi đã đề nghị sắp xếp lịch hẹn và để lại số điện thoại. Tuy nhiên đến nay, phía công ty TNHH Thuận Việt vẫn chưa có hồi âm.

Thắng cảnh quốc gia Thác Voi: Nguy cơ hoang phế vì tranh chấp tư nhân (!) - Bài 2: Chủ đầu tư bị ‘mất quyền” khai thác dự án ảnh 1

Vé bán ra có giá 50.000 đồng/lượt khách, in thông tin công ty TNHH Thuận Việt.

Giám đốc lập công ty riêng để khai thác dự án sau khi bị miễn nhiệm

Theo tìm hiểu của phóng viên Ngày Nay, đến thời điểm hiện tại, chủ đầu tư dự án Khu du lịch sinh thái Thác Voi vẫn là công ty Việt REMAX theo Giấy chứng nhận đầu tư do UBND tỉnh Lâm Đồng cấp. Từ khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư đến nay, chưa có thay đổi pháp nhân.

Trong đơn, đại diện Công ty Việt REMAX trình bày: “Trước đây, công ty Việt REMAX thành lập chi nhánh tại TP.Đà Lạt để quản lý và vận hành dự án. Chi nhánh công ty khi đó được giao cho bà Trần Thanh Tuyết làm giám đốc. Bà Tuyết được ủy quyền quản lý và vận hành dự án. Tuy nhiên, trong suốt thời gian bà Tuyết quản lý và vận hành thì dự án không phát triển, kém hiệu quả.

Vì thế, ngày 16/4/2018, công ty Việt REMAX đã có quyết định miễn nhiệm chức vụ của bà Tuyết. Sau đó, công ty Việt REMAX đã thành lập Công ty TNHH MTV Du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Thác Voi (Công ty Việt REMAX sở hữu 100% vốn) có địa chỉ tại TP.Đà Lạt. Tuy nhiên, khi vào tiếp quản lại Thác Voi thì công ty phát hiện dự án của mình đang được vận hành, khai thác bởi Công ty TNHH Thuận Việt. Công ty Thuận Việt đã tổ chức thu phí dịch vụ, bán vé vào cổng, kinh doanh ăn uống… tại dự án mà không có bất kỳ sự đồng thuận nào của Công ty Việt REMAX.

“Trước tình thế này, là doanh nghiệp hợp pháp, có chủ quyền, hồ sơ pháp lý đầy đủ…, chúng tôi kêu cứu khắp nơi nhưng không có Sở Ban ngành nào giải quyết. Mấy năm qua, chúng tôi mỏi mòn đòi lại dự án để tiếp tục triển khai nhưng không ai xem xét. Thậm chí, khi công ty TNHH Thuận Việt xây dựng trái phép thì cơ quan chức năng lại 'đẩy' trách nhiệm cho Việt REMAX. Giờ cơ quan chức năng lại đòi thu hồi dự án thì thật vô lý?”, ông Hiệp bức xúc.

Thắng cảnh quốc gia Thác Voi: Nguy cơ hoang phế vì tranh chấp tư nhân (!) - Bài 2: Chủ đầu tư bị ‘mất quyền” khai thác dự án ảnh 2

Cổng chào khu du lịch đang xây dựng dang dở.

Ông Vũ Đình Hiệp khẳng định: “Đây là dự án mà chúng tôi rất tâm đắc, theo đuổi nhiều năm qua. Tuy nhiên, do chủ quan và khách quan, quá trình triển khai dự án, chúng tôi cũng có những thiếu sót. Tuy nhiên, giờ đưa ra lý do chủ đầu tư không đủ năng lực tài chính, quản lý lỏng lẻo, thì không thấu tình đạt lý. Tôi cho rằng, từ 2018 đến nay, nếu được sự hỗ trợ từ các cấp các ngành thì dự án đâu nên nỗi đình trệ kéo dài. Cơ quan chức năng cho rằng chúng tôi thiếu trách nhiệm và sai sót nên thu hồi dự án. Vậy từ năm 2018 đến nay, thắng cảnh quốc gia Thác Voi bị công ty TNHH Thuận Việt tự ý quản lý, khai thác, xây dựng, bán vé công khai… thì trách nhiệm của chính quyền địa phương như thế nào?. Việc bà Trần Thanh Tuyết bị bãi nhiệm chức vụ, Công ty TNHH Thuận Việt và công ty Việt REMAX là hai chủ thể, doanh nghiệp có tư cách pháp nhân khác nhau. Vậy cơ sở nào để chính quyền địa phương cho rằng đó là tranh chấp nội bộ?.

Chưa kể, trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, ngành du lịch gặp rất nhiều khó khăn, công ty Việt REMAX vẫn kiên trì theo đuổi dự án tâm huyết lâu nay. Khi Chính phủ chủ trương tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch thì tỉnh Lâm Đồng lại đối xử với chúng tôi như vậy?. Việc UBND tỉnh Lâm Đồng đơn phương ra quyết định thu hồi dự án Thác Voi không chỉ gây thiệt hại cho chúng tôi mà còn có thể khiến các doanh nghiệp, nhà đầu tư khác đang có ý định đầu tư vào tỉnh này nghi ngại!”.

Để làm rõ vấn đề này, đầu tháng 11/2020, phóng viên Ngày Nay đã liên hệ với UBND tỉnh và Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Lâm Đồng. Tuy nhiên, tại thời điểm đó, do lãnh đạo các đơn vị đang bận công tác nên người đại diện đã yêu cầu phóng viên gửi lại câu hỏi và sẽ trình lãnh đạo xem xét trả lời sau. Thế nhưng, đến nay chúng tôi vẫn chưa nhận được câu trả lời thoả đáng từ UBND tỉnh và Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Lâm Đồng.

Trao đổi với phóng viên Ngày Nay, ông Đinh Đức Chí, Phó Chủ tịch UBND huyện Lâm Hà cho biết, Thác Voi là một trong những hạng mục quan trọng của tỉnh Lâm Đồng, được xếp hạng di tích thắng cảnh quốc gia từ năm 2001. Đến năm 2009, công ty Việt REMAX lập dự án đầu tư khai thác Khu du lịch Thác Voi. Năm 2011, dự án này được UBND tỉnh Lâm Đồng chấp thuận. Năm 2012, dự án được phê duyệt quy hoạch 1/2000. Tuy nhiên, từ đó đến 2016, gần như chủ đầu tư không triển khai được gì. Sau đó, chủ đầu tư mở một chi nhánh tại Lâm Đồng và giao cho bà Trần Thanh Tuyết quản lý dự án. Tính đến thời điểm này, chủ đầu tư đã vi phạm quy định... Năm 2018, Việt REMAX cách chức và bãi nhiệm bà Tuyết. Sau đó, dự án Thác Voi rơi vào “tranh chấp nội bộ”.

"Đây là dự án gây bức xúc cho cả chính quyền và người dân địa phương bao nhiêu năm qua. Công ty Việt REMAX không những không đủ năng lực về tài chính, bỏ bê một thắng cảnh quốc gia mà còn yếu kém trong việc quản lý, khai thác dự án, sử dụng nhân sự. Họ tuyển người và giao cho người ta quản lý, xong sau đó bị tranh chấp. Họ không kiểm soát được đất đai để cho một phần diện tích rừng bị xâm hại, đất đai bị lấn chiếm. Vì vậy, vừa qua UBND tỉnh đã quyết định thu hồi dự án này. Sự việc đã khép lại nên vấn đề liên quan tới công ty TNHH Thuận Việt sẽ không bàn nữa", ông Chí khẳng định rồi thông báo kết thúc buổi làm việc, từ chối trả lời nhiều câu hỏi khác của phóng viên đặt ra.

Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.