Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật chào xuân Quý Mão 2023

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chuỗi hoạt động văn hóa, nghệ thuật với chủ đề “Tết Văn hóa - Nghĩa tình” từ ngày 16/1 - 5/2 (tức 25 tháng Chạp năm năm Nhâm Dần đến 15 tháng Giêng năm Quý Mão).
Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật chào xuân Quý Mão 2023

Vào thời khắc Giao thừa, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại 6 địa điểm, gồm: 1 điểm bắn tầm cao tại đầu đường hầm sông Sài Gòn (thành phố Thủ Đức); 5 điểm tầm thấp tại: Đền tưởng niệm di tích Bến Nọc (thành phố Thủ Đức), Công viên Văn hóa Đầm Sen (Quận 11), thị trấn Cần Thạnh (huyện Cần Giờ), Khu đền tưởng niệm liệt sỹ Bến Dược (huyện Củ Chi); Khu tưởng niệm liệt sỹ Mậu Thân 1968 (huyện Bình Chánh) - điểm bắn mới được đưa vào chương trình năm nay.

Thời gian bắn pháo hoa tại các điểm từ 0 giờ đến 0 giờ 15 phút ngày 22/1 (ngày mùng 1 Tết Nguyên đán). Kinh phí tổ chức bắn pháo hoa được Thành phố Hồ Chí Minh sử dụng từ nguồn xã hội hóa.

Bắn pháo hoa là hoạt động thường xuyên vào các dịp lễ lớn như 30/4 và 2/9, Tết Dương lịch và Nguyên đán tại Thành phố Hồ Chí Minh nhằm phục vụ người dân và du khách. Tuy nhiên, hai năm qua, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, Thành phố Hồ Chí Minh không bắn pháo hoa đêm Giao thừa để phòng, chống dịch.

Bên cạnh hoạt động pháo hoa, Hội hoa Xuân Quý Mão 2023 sẽ được tổ chức trong 12 ngày (từ 16 – 27/1) tại Công viên Tao Đàn (Quận 1). Đây là điểm đến quen thuộc của người dân Thành phố Hồ Chí Minh vào mỗi dịp Tết. Trong khuôn khổ Hội hoa Xuân có các hoạt động như biểu diễn lân sư rồng, võ thuật cổ truyền, các trò chơi dân gian, xiếc, ảo thuật, các sân chơi vẽ tranh, triển lãm tranh…Diễn ra từ 16-20/1, Chợ hoa Xuân "Trên bến dưới thuyền" có nhiều hoạt động như biểu diễn lân sư rồng, biểu diễn nghệ thuật trên tuyến đường Bến Bình Đông và tuyến đường Nguyễn Văn Của (Quận 8). Ngoài ra, người dân cũng có thể ghé tham quan, mua sắm tại 6 chợ hoa Tết Quý Mão tại Công viên 23 tháng 9 (Quận 1), công viên Gia Định (quận Phú Nhuận), công viên Lê Văn Tám (Quận 1), đường hoa Phú Mỹ Hưng (Quận 7), chợ đầu mối Bình Điền (Quận 8) và 1 địa điểm tại thành phố Thủ Đức.

Các chợ hoa Tết bắt đầu hoạt động từ ngày 14/1 đến trước 12 giờ ngày 21/1. Riêng chợ hoa tết tại chợ Bình Điền tổ chức sớm hơn 1 ngày.Điểm nhấn của chuỗi hoạt động năm nay là sự kiện kỷ niệm 20 năm tổ chức Đường hoa Nguyễn Huệ. Cũng tại thời điểm này, từ ngày 19- 26/1, tại tuyến đường Lê Lợi (Quận 1) sẽ diễn ra Lễ hội Đường sách Tết Quý Mão 2023. Lễ hội quy tụ nhiều nhà xuất bản, công ty sách với các đầu sách đa dạng về văn học, khoa học kỹ thuật, giáo dục, lịch sử, mỹ thuật... cùng các sản phẩm văn phòng phẩm đa dạng.

“Ngày hội bánh Tét” sẽ diễn ra tại Đền tưởng niệm các Vua Hùng thuộc Công viên Lịch sử - Văn hóa Dân tộc trong hai ngày 15-16/1 với các hoạt động như tổ chức gói, trưng bày bánh Tét. Lễ dâng cúng bánh Tét lên Quốc Tổ Hùng Vương và Đức Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh sẽ được tổ chức vào ngày 18/1 tại Đền tưởng niệm các Vua Hùng, Đền thờ Đức Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh nằm trong Công viên Lịch sử - Văn hóa Dân tộc (thành phố Thủ Đức).

Vào ngày 26/1 tại Nhà hát Thành phố (Quận 1), Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh sẽ phối hợp với một số đơn vị nghệ thuật tổ chức chương trình Sân khấu hóa Kỷ niệm 234 năm Chiến thắng Đống Đa lịch sử (1789 - 2023). Các nghệ sỹ sẽ hóa thân thành người Anh hùng áo vải Nguyễn Huệ và tái hiện lại lịch sử cuộc khởi nghĩa Tây Sơn làm nên chiến thắng Đống Đa hào hùng.

Cũng tại tiền sảnh Nhà hát Thành phố, vào ngày 3/2 sẽ diễn ra chương trình biểu diễn nghệ thuật kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Chương trình quy tụ đông đảo nghệ sỹ tại Thành phố Hồ Chí Minh cùng cất tiếng hát các ca khúc ca ngợi công ơn của Đảng, ca ngợi mùa Xuân và tình yêu quê hương đất nước.

Theo Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh, hoạt động như tổ chức biểu diễn các loại hình nghệ thuật truyền thống phục vụ nhân dân, tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ tại các khu dân cư, trường đại học, khu công nghiệp… cũng sẽ lần lượt diễn ra tại thành phố Thủ Đức và các quận, huyện.

Bên cạnh đó, Sở Văn hóa và Thể thao sẽ mời các đoàn cải lương biểu diễn phục vụ nhân dân tại Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang, tại khu vực phía trước Trung tâm Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 14/1 đến 5/2; tổ chức các tiết mục biểu diễn đờn ca tài tử phía trước Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 20-29/1.

Ngoài ra, Lễ hội Tết Nguyên tiêu và Đêm thơ Việt Nam năm 2023 sẽ diễn ra vào ngày 4-5/2 tại Công viên Văn Lang và Trung tâm Văn hóa Quận 5 với nhiều hoạt động. Chương trình “Đêm thơ Việt Nam” được tổ chức tại công viên Văn Lang (Quận 5) với các tiết mục ngâm thơ - nhạc Việt Nam kéo dài từ 19 giờ 30 phút đến 21 giờ 30 phút, ngày 4/2. Ngày 5/2 sẽ diễu hành nghệ thuật qua các tuyến đường Hải Thượng Lãn Ông - Châu Văn Liêm - Lão Tử - Lương Nhữ Học - Nguyễn Trãi - Trần Xuân Hòa - Trung tâm Văn hóa Quận 5; tiếp nối sau đó là đêm hội Nguyên tiêu được tổ chức tại Trung tâm Văn hóa Quận 5.

Trong khuôn khổ lễ hội có nhiều hoạt động cũng diễn ra song song như Tuần lễ ẩm thực Dimsum; biểu diễn văn nghệ, kịch, Lân Sư - Rồng; tổ chức các nghi lễ, sinh hoạt tính ngưỡng Tết Nguyên tiêu, đấu thỉnh đèn lộc...

Các đại biểu cắt băng khánh thành tại lễ gắn biển công trình đạt giải Đặc biệt giải thưởng Quy hoạch đô thị Quốc gia lần thứ III đối với Đền thờ Liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.
Bảo tồn, phát huy giá trị Di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ
(Ngày Nay) -  Chiều 15/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Điện Biên tổ chức Lễ gắn biển đạt giải Đặc biệt trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ Liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ. Đây là sự kiện chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
Học sinh tại các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đọc sách tại thư viện. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN
Lan tỏa văn hóa đọc trong học sinh dân tộc thiểu số
(Ngày Nay) -  Trong những năm trở lại đây, văn hóa đọc sách tại các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đang ngày càng được quan tâm, đặc biệt là việc lan tỏa văn hóa đọc trong học sinh dân tộc thiểu số vùng cao.
Ảnh minh họa
Đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục phổ thông
(Ngày Nay) -  Từ năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025. Theo kế hoạch được phê duyệt, đến năm 2025, 100% các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân tổ chức giáo dục quyền con người cho người học.
Thủ đô Hà Nội có mưa rào và dông
Thủ đô Hà Nội có mưa rào và dông
(Ngày Nay) -  Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, trên ảnh vệ tinh, số liệu định vị dông sét và ra đa thời tiết cho thấy vùng mây đối lưu phát triển, gây mưa rào và dông cho hầu khắp khu vực thành phố Hà Nội.
Nhà văn Lê Kiên Thành chinh phục độc giả bằng sự chân thành và trái tim nhân hậu
Nhà văn Lê Kiên Thành chinh phục độc giả bằng sự chân thành và trái tim nhân hậu
(Ngày Nay) - Tiến sĩ Lê Kiên Thành khoác trên mình bộ vest xanh lịch lãm, phong thái điềm đạm nhẹ nhàng, nở nụ cười hiền lành, từ tốn bước vào khán phòng giao lưu với độc giả sau khi xuất bản quyển sách đầu tay “Những khoảnh khắc sống”. Ông đến với văn đàn muôn vàn tinh tú ở độ “Thất thập” bằng những câu chuyện thật, rất thật cùng lời lẽ chân thành, mộc mạc và hơn hết là một trái tim nhạy cảm, giàu lòng nhân hậu.
Người khuyết tật vươn lên làm chủ công nghệ
Người khuyết tật vươn lên làm chủ công nghệ
(Ngày Nay) - Từng mặc cảm, tự ti với sự khiếm khuyết của cơ thể, chàng trai 24 tuổi Dương Văn Dũng, đã dần tìm thấy giá trị của bản thân khi được tiếp cận cơ hội học thiết kế đồ họa.