Thấp thỏm nỗi lo 'dịch chồng dịch'

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Dịch COVID-19 đến nay đã cơ bản được kiểm soát nhưng Hà Nội vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ xuất hiện các biến chủng mới, chưa kể bệnh đậu mùa khỉ có nguy cơ xâm nhập; các dịch bệnh khác như sốt xuất huyết, tay chân miệng, cúm... đang có nguy cơ quay trở lại.
Thấp thỏm nỗi lo 'dịch chồng dịch' ảnh 1

Dịch bệnh diễn biến phức tạp khiến nhiều bệnh viện luôn trong tình trạng quá tải.

Tại hội nghị giao ban công tác y tế dự phòng 6 tháng đầu năm 2022, ông Vũ Cao Cương, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong 6 tháng đầu năm, Sở Y tế Hà Nội tiếp tục làm tốt vai trò trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19, thiết lập, duy trì hệ thống cơ sở điều trị COVID-19 theo mô hình tháp 3 tầng của Bộ Y tế, giảm thiểu tỷ lệ người bệnh tử vong; triển khai hiệu quả việc quản lý, giám sát người bệnh COVID-19 điều trị tại nhà; đáp ứng theo yêu cầu nhiệm vụ từng giai đoạn, từng cấp độ dịch.

Tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn Hà Nội hiện đang được kiểm soát tốt. Số ca mắc ghi nhận có xu hướng giảm, từ 17/7-23/7, ghi nhận thêm 1.237 ca. Công tác tiêm chủng được đẩy mạnh, đặc biệt tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 và tiêm chủng mở rộng...

UBND TP đã ban hành quyết định giao giường bệnh điều trị người bệnh COVID-19 tại 35/41 bệnh viện công lập trên địa bàn thành phố với tổng số 7.330 giường bệnh trong đó 1.240 giường bệnh điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch.

Tính từ đầu vụ dịch đến 30/6/2022, Hà Nội đã điều trị cho 1.607.208 trường hợp; trong 6 tháng đầu năm 2022, điều trị 32.197 trường hợp người bệnh COVID-19 các mức độ trung bình, nặng, nguy kịch tại bệnh viện, tử vong 1.395 trường hợp (tỷ lệ 0,08%) thấp hơn so với mức trung bình của cả nước (0,4%). Từ ngày 19/4/2022 đến nay không ghi nhận tử vong do COVID-19.

Đến nay, tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn Hà Nội hiện đang được kiểm soát tốt. Số ca mắc ghi nhận có xu hướng giảm, từ 17/7-23/7, ghi nhận thêm 1.237 ca. Công tác tiêm chủng được đẩy mạnh, đặc biệt tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 và tiêm chủng mở rộng...

Tuy nhiên, trong những tuần gần đây, Hà Nội ghi nhận sự gia tăng trở lại số mắc bệnh và sự lưu hành của biến chủng Omicron BA.5 (có khả năng lây lan mạnh hơn so với chủng cũ), do đó trong thời gian tiếp theo có thể ghi nhận sự gia tăng số ca mắc bệnh, cần giám sát chặt chẽ.

Bên cạnh đó, các dịch bệnh khác như tay chân miệng, sốt xuất huyết đang có sự gia tăng. Dịch bệnh tay chân miệng lũy tích từ đầu năm 2022 đến nay ghi nhận 1.129 ca mắc. Với dịch sốt xuất huyết, tính đến 24/7/2022 ghi nhận 412 ca mắc (tăng 21% so với cùng kỳ năm 2021. Các ca bệnh phân bổ tại 30/30 quận, huyện, thị xã (205/579 xã, phường, thị trấn), type virus lưu hành là D1, D2. Hiện đã bước vào mùa dịch sốt xuất huyết nên ghi nhận sự gia tăng mạnh mẽ số mắc, số tử vong trên địa bàn cả nước (số mắc tăng 156%, số tử vong tăng gấp 4 lần) nên trong thời gian tiếp theo dịch sẽ có diễn biến phức tạp.

Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho rằng, diễn biến dịch khó lường, dịch COVID-19 vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, đặc biệt với sự xuất hiện các biến chủng mới; bệnh đậu mùa khỉ có nguy cơ xâm nhập; các dịch bệnh khác như sốt xuất huyết, tay chân miệng, cúm... đang có nguy cơ quay trở lại. Do đó hoàn toàn có thể xảy ra nguy cơ xuất hiện dịch chồng dịch.

Để tăng cường kiểm soát dịch bệnh, ông Vũ Cao Cương đề nghị các đơn vị tăng cường theo dõi, bám sát tình hình dịch bệnh trên thế giới, Việt Nam và Hà Nội đặc biệt là dịch bệnh COVID-19, bệnh đậu mùa khỉ; thường xuyên cập nhật, đánh giá nguy cơ; chuẩn bị sẵn sàng cơ số thuốc, hoá chất, sinh phẩm, vật tư, trang bị và kịp thời triển khai các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp và chủ động. Tăng tỷ lệ tiêm chủng mở rộng và tiêm vắc xin phòng COVID-19.

Đồng thời, triển khai các biện pháp phòng dịch chủ động đối với các dịch bệnh lưu hành hàng năm như sốt xuất huyết, tay chân miệng; tăng cường chiến dịch vệ sinh môi trường - diệt bọ gậy, phun hoá chất diệt muỗi phòng sốt xuất huyết Dengue, vệ sinh môi trường phòng tay chân miệng, đảm bảo công tác an toàn vệ sinh thực phẩm, nước sạch...; thường xuyên cập nhật, phổ biến kiến thức, các hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế và các cơ quan chuyên môn tuyến trên; đẩy mạnh hoạt động truyền thông, chú trọng truyền thông nguy cơ, truyền thông vận động phòng chống dịch, đặc biệt truyền thông vận động tiêm chủng mở rộng, tiêm chủng phòng COVID-19.

Lời Phật dạy về 5 nghề không nên làm
Lời Phật dạy về 5 nghề không nên làm
(Ngày Nay) - Kinh doanh, buôn bán là một trong những nghề nghiệp đem lại hiệu qua kinh tế cao, có nhiều cơ hội để thành công trở nên giàu có nhưng đồng thời cũng dễ dàng chuốc lấy thất bại.
Cẩn trọng khi mua, sử dụng thực phẩm để tránh ngộ độc dịp Tết
Cẩn trọng khi mua, sử dụng thực phẩm để tránh ngộ độc dịp Tết
(Ngày Nay) - Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 đang tới gần, đồng thời sau Tết Nguyên đán là mùa lễ hội diễn ra trên phạm vi cả nước với nhiều lượt khách tham dự. Đây là thời điểm tiêu thụ thực phẩm lớn trong năm, nhất là thịt, cá, trứng, bánh mứt kẹo, rượu bia nước giải khát, các loại hạt có dầu…