Thế hệ trẻ của Triều Tiên trở thành nỗi đau đầu với nhà lãnh đạo Kim Jong-un

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Đối với nhà lãnh đạo trẻ của Triều Tiên Kim Jong-un, thế hệ trẻ của đất nước dường như ngày càng trở thành vấn đề đau đầu nhất với ông. Vừa trải qua thời kỳ kinh tế thị trường, lớn lên cùng văn hóa ngoại lai, giới trẻ có lối suy nghĩ không giống như cha mẹ, họ không nghĩ mình còn nợ chế độ điều gì.
Các sinh viên Triều Tiên xem bắn pháo hoa mừng sinh nhật của người sáng lập chế độ Kim Nhật Thành vào ngày 15/4. (Ảnh: Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên)
Các sinh viên Triều Tiên xem bắn pháo hoa mừng sinh nhật của người sáng lập chế độ Kim Nhật Thành vào ngày 15/4. (Ảnh: Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên)

Ông Seo Jae-pyoung, Giám đốc Hiệp hội những người ly khai Triều Tiên cho biết: "Cũng giống như Hàn Quốc, tồn tại khoảng cách thế hệ ở Triều Tiên. Nếu tại Hàn Quốc, Chiến tranh Triều Tiên là cột mốc phân chia thế hệ giữa những người trải qua cuộc chiến với những người sinh ra sau đó, thì Triều Tiên coi nạn đói lớn vào giữa những năm 1990 là cột mốc phân định."

Ở Triều Tiên, những người trẻ trong độ tuổi 20 và 30 được gọi là "thế hệ Jangmadang" (thị trường). Thế hệ này chiếm khoảng 14% dân số 25 triệu người của Triều Tiên, khi còn nhỏ, họ đã trải qua nạn đói tồi tệ nhất trong lịch sử hiện đại của đất nước, trong đó ước tính khoảng 330.000 người đã chết vì đói. Thực tế lúc bấy giờ, hệ thống phân bổ lương thực của chế độ đã sụp đổ, người dân phải kiếm tiền và mua đồ ăn ngoài chợ. Dần dà, họ quen với nền kinh tế thị trường, đồng thời cũng giảm đi lòng trung thành với Đảng, cùng những chính sách không hiệu quả trong suốt cuộc khủng hoảng.

Ông Seo nhận định: "Thế hệ già lớn lên nhờ khẩu phần ăn từ chế độ, nhưng thế hệ trẻ lớn lên nhờ gạo mua ngoài chợ. Họ nghĩ rằng họ không nhận được bất kỳ lợi ích nào từ hệ thống của chế độ." Lẽ tất nhiên là điều đó hình thành khoảng cách rất lớn giữa các thế hệ về lòng trung thành, hệ tư tưởng và suy nghĩ về nhà lãnh đạo của đất nước.

Thế hệ trẻ cũng được tiếp xúc với các nội dung văn hóa nước ngoài, trong đó có văn hóa Hàn Quốc. Theo Hạ nghị sĩ Thae Yong-ho của Đảng Quyền lực Nhân dân đối lập chính, người từng là nhà ngoại giao của Triều Tiên tại Vương quốc Anh trước khi chạy sang Hàn Quốc, khoảng 70% đến 80% thanh niên Triều Tiên được ước tính đã xem phim Hàn Quốc. Rõ ràng, nội dung văn hóa Hàn Quốc không ủng hộ ý thức hệ cộng sản của giới trẻ Triều Tiên.

Ông Kim Yong-hwa, người đứng đầu Hiệp hội Nhân quyền Người tị nạn Triều Tiên tại Hàn Quốc, nói: "Nhiều người xem phim truyền hình Hàn Quốc và nhiều người cũng chứng kiến ​​Trung Quốc đã thay đổi nhiều như thế nào kể từ khi cải cách và mở cửa. Thế hệ trẻ đã nhận ra rằng Triều Tiên còn yếu kém về kinh tế. Họ biết về những người chạy sang Hàn Quốc."

Sinh năm 1984 và được đào tạo tại Thụy Sĩ, bản thân nhà lãnh đạo Triều Tiên là một ví dụ cho thấy giới trẻ Triều Tiên có thể yêu văn hóa bên ngoài.

Thế hệ trẻ của Triều Tiên trở thành nỗi đau đầu với nhà lãnh đạo Kim Jong-un ảnh 1

Kim Jong-un là bạn của ngôi sao bóng rổ Hoa Kỳ Dennis Rodman. (Ảnh: world-today-news)

Thế hệ trẻ của Triều Tiên trở thành nỗi đau đầu với nhà lãnh đạo Kim Jong-un ảnh 2

Kim Jong-un cũng đã chụp ảnh với các nghệ sĩ K-pop khi họ có chuyến thăm Bình Nhưỡng.

Kim Jong-un dường như hướng tới cải cách và mở cửa nhà nước khi ông mới lên nắm quyền. Tuy nhiên, các lệnh trừng phạt kéo dài cùng với COVID-19 và một loạt các thảm họa thiên nhiên, đang gây áp lực buộc chế độ phải đóng cửa. Giờ đây, Triều Tiên lo ngại rằng thế hệ trẻ thiếu lòng trung thành và khao khát một nền văn hóa mới có khả năng đe dọa sự tồn tại của chế độ.

Thế hệ trẻ của Triều Tiên trở thành nỗi đau đầu với nhà lãnh đạo Kim Jong-un ảnh 3

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un chụp ảnh với đại diện của Liên đoàn Trẻ em Triều Tiên trong bức ảnh chụp tháng 6/2017. (Ảnh: Rodong Sinmun)

Theo lời ông Seo, chế độ đang tăng cường giáo dục tư tưởng cho trẻ em Triều Tiên. "Ngay sau khi Kim Jong-un lên nắm quyền, chế độ đã nhấn mạnh đến việc giáo dục tư tưởng cho trẻ em." Họ tin rằng trẻ em nên được dạy từ khi còn rất nhỏ.

Vào tháng 4, Kim Jong-un khẳng định rằng văn hóa của giới trẻ là một vấn đề quan trọng không thể coi thường được nữa khi số phận của Đảng, cách mạng, đất nước và nhân dân đang bị đe dọa. Ông ra lệnh kiểm tra thời trang, kiểu tóc, cách nói chuyện và cư xử của giới trẻ.

"Chế độ đang nỗ lực để ngăn chặn sự lệch lạc về tư tưởng của người trẻ cũng như nâng cao lòng trung thành của họ. Tuy nhiên, điều đó không phù hợp với thực tế. Những người trẻ tuổi không chấp nhận những kế hoạch đó như cha mẹ họ đã làm trong quá khứ." Bà Park Young-ja, một nhà nghiên cứu tại Viện Thống nhất Quốc gia Hàn Quốc, lưu ý trong một báo cáo rằng nạn đói không phải là điều mà chế độ lo ngại: "Trong ít nhất 5 năm tới, sẽ không có nạn đói lớn hoặc chết vì đói như đã thấy vào giữa những năm 1990, trừ khi có một loạt các thảm họa thiên nhiên lớn. Đó là bởi vì những người lớn lên với nền kinh tế thị trường ở Triều Tiên đã bây giờ được trang bị các cơ chế để tồn tại. Điều mà chế độ Kim Jong-un lo sợ nhất là sự lệch lạc từ những người được nếm trải tiền bạc và tự do."

Theo The Korea Times
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?