Thêm nhiều di sản lọt vào Danh sách Di sản Thế giới

[Ngày Nay] - Phiên họp của Ủy ban Di sản thế giới họp tại Manama từ ngày 24/6/2018 dưới sự chủ trì của ông Shaikha Haya Bint Rashed al-Khalifa (Bahrain) đã kết thúc vào ngày 4/7/2018. Phiên họp tiếp theo của Ủy ban sẽ diễn ra tại Baku, Azerbaijan.

Trong 19 di sản mới được công nhận có  13 di sản văn hóa, 3 di sản thiên nhiên là 3 di sản hỗn hợp (cả văn hóa lẫn thiên nhiên). Ủy ban cũng phê duyệt cho khu vực mở rộng của một thắng cảnh thiên nhiên. Hiện tại, số di sản được công nhận đã lên đến con số 1.092 di sản tại 167 quốc gia.

Di sản văn  hóa Al-Ahsa Oasis (Ả rập Saudi)

Thêm nhiều di sản lọt vào Danh sách Di sản Thế giới ảnh 1

Ở bán đảo Peninsula phía Đông Ả rập, Al-Ahsa Oasis là một chuỗi thắng cảnh bao gồm các khu vườn, kênh rạch, suối, giếng, hồ thoát nước, cũng như các tòa nhà lịch sử, vài đô thị và các địa điểm khảo cổ. Nơi đây lưu giữ những dấu vết của việc định cư ở vùng Vịnh từ thời đồ đá đến hiện tại, những vết tích thời gian hiển thị rõ ràng ở các các pháo đài, nhà thờ Hồi giáo, giếng đào, kênh đào và các hệ thống quản lý nước.

Khu vực này được xem như một ốc đảo lớn nhất trên thế giới. Al-Ahsa cũng là một cảnh quan văn hóa địa lý độc đáo và là một ví dụ đặc biệt về sự tương tác của con người với môi trường.

Thành phố cổ Qalhat (Oman)

Thêm nhiều di sản lọt vào Danh sách Di sản Thế giới ảnh 2

Nằm trên bờ biển phía Đông của Vương quốc Hồi giáo Oman, thắng cảnh bao gồm thành phố cổ Qalhat, bao quanh bởi các bức tường bên trong và thành lũy bên ngoài. Thành phố phát triển như một cảng chính trên bờ biển phía đông của Arabia giữa thế kỷ 11 và 15, trong thời gian trị vì của các hoàng tử Hormuz.

Ngày nay, thành phố trở thành chứng ngôn khảo cổ học duy nhất cho các liên kết thương mại giữa bờ biển phía đông của Ả rập, Đông Phi, Ấn Độ, Trung Quốc và Đông Nam Á.

Thành phố Caliphate - Medina Azahara (Tây Ban Nha)

Thêm nhiều di sản lọt vào Danh sách Di sản Thế giới ảnh 3

Thành phố Caliphate (Medina Azahara) là một địa điểm khảo cổ của một thành phố được xây dựng vào giữa thế kỷ thứ 10 Công nguyên bởi triều đại Umayyad. Sau thòi kỳ thịnh vượng kéo dài nhiều năm, thành phố đã bị quên lãng trong cuộc nội chiến, hơn 1000 năm sau, đến đầu thế kỷ 20, thành phố mới được chú ý đến.

Bộ quần thể đô thị hoàn chỉnh này có cơ sở hạ tầng như đường, cầu, hệ thống nước, tòa nhà, các yếu tố trang trí và các vật dụng hàng ngày.

Khu vực Kito giáo Vùng Nagasaki (Nhật Bản)

Thêm nhiều di sản lọt vào Danh sách Di sản Thế giới ảnh 4


Nằm ở phía Tây bắc của đảo Kyushu, khu vực được công nhận di sản mới này bao gồm mười ngôi làng, Lâu đài Hara và một nhà thờ, được xây dựng giữa thế kỷ 16 và 19.

Các công trình phản ánh các hoạt động sớm nhất của những người truyền giáo và định cư Kitô giáo ở Nhật Bản - giai đoạn thâm nhập, tiếp theo là thời gian cấm đoán và bức hại đức tin Kitô giáo và giai đoạn cuối cùng của sự phục hồi cộng đồng Kitô sau khi dỡ bỏ lệnh cấm năm 1873.

Ivrea (Ý)

Thành phố công nghiệp Ivrea nằm trong vùng Piedmont và được phát triển làm nơi thử nghiệm cho Olivetti, nhà sản xuất máy đánh chữ, máy tính cơ học và máy tính văn phòng. Nơi đây bao gồm một nhà máy lớn và các tòa nhà được thiết kế để thực hiện các dịch vụ hành chính và xã hội, cũng như các đơn vị dân cư.

Được thiết kế bởi các nhà hoạch định và kiến trúc sư đô thị hàng đầu của Ý, chủ yếu là giữa những năm 1930 và 1960, quần thể kiến trúc này phản ánh những ý tưởng của Phong trào cộng đồng. Ivrea thể hiện một tầm nhìn hiện đại về mối quan hệ giữa sản xuất công nghiệp và kiến trúc.

Sansa - Tu viện Phật giáo trên núi (Hàn Quốc)

Thêm nhiều di sản lọt vào Danh sách Di sản Thế giới ảnh 5

Sansa là tu viện núi Phật giáo nằm trên khắp các tỉnh phía Nam của bán đảo Triều Tiên. Khu vực này chứa một số lượng lớn các cấu trúc, vật thể, tài liệu và đền thờ nổi bật. Những tu viện miền núi này là những nơi thiêng liêng, đã tồn tại như những trung tâm sống của đức tin và thực hành tôn giáo hàng ngày cho đến nay.

Cảnh quan khảo cổ Sassanid khu vực Fars (Iran)

Thêm nhiều di sản lọt vào Danh sách Di sản Thế giới ảnh 6

Tám địa điểm khảo cổ nằm ở ba khu vực địa lý phía đông nam của tỉnh Fars: Firuzabad, Bishapur và Sarvestan. Những cấu trúc, cung điện và quy hoạch thành phố từ thời kỳ xa xưa nhất và mới nhất của Đế chế Sassanian, trải dài khắp vùng từ những năm 224 đến 658 công nguyên.

Cảnh quan khảo cổ phản ánh việc sử dụng tối ưu địa hình tự nhiên và chứng kiến ảnh hưởng của truyền thống văn hóa Achaemenid và Parthia cũng như nghệ thuật La Mã, có tác động đáng kể đến kiến trúc và phong cách nghệ thuật của thời đại Hồi giáo.

Địa điểm khảo cổ Thimlich Ohinga (Kenya)

Nằm ở phía Tây bắc của thị trấn Migori, trong vùng hồ Victoria, khu định cư bằng đá khô này có thể được xây dựng vào thế kỷ 16 Công nguyên. Đây là một ví dụ đặc biệt của kiến trúc xây dựng bởi những vách ngăn bằng đá khô lớn, điển hình của những cộng đồng mục vụ đầu tiên trong lưu vực hồ Victoria, tồn tại cho đến giữa thế kỷ 20.

Mumbai (Ấn Độ)

Mumbai được cho là thành phố tập trung số lượng các tòa nhà theo phong cách nghệ thuật Art Deco lớn thứ hai thế giới, chỉ sau thành phố Miami của Mỹ. Ước tính có khoảng hơn 200 tòa nhà Art Deco tại trung tâm tài chính của Ấn Độ. Phần lớn những tòa nhà này được xây vào giai đoạn đầu những năm 1930 đến đầu những năm 1950 và tập trung chủ yếu tại khu vực phía Nam thành phố, tạo ra một hình ảnh tương phản với các kiến trúc Victorian Gothic vốn là đặc trưng của Mumbai.

Cảnh quan thiên nhiên: Dãy núi Barberton Makhonjwa (Nam Phi)

Nằm ở phía Đông bắc Nam Phi, khu vực này bao gồm 40% Vành đai Barberton Greenstone, một trong những cấu trúc địa chất lâu đời nhất thế giới. Dãy núi Barberton Makhonjwa đại diện cho sự tiếp nối được bảo tồn tốt nhất của đá núi lửa và trầm tích có từ 3,6 đến 3,25 tỷ năm, khi các lục địa đầu tiên bắt đầu hình thành trên Trái đất nguyên thủy.

Chaîne des Puys (Pháp)

Nằm ở trung tâm nước Pháp, nơi đây là một chuỗi các núi lửa nằm dọc theo hướng Bắc - Nam, bao gồm các núi lửa hình nón cụt, mái vòm dung nham và các hồ Maar được tạo thành từ các miệng núi lửa. Điểm cao nhất của chuỗi là mái vòm dung nham Puy de Dôme nằm gần giữa của chuỗi.

Fanjingshan (Trung Quốc)

Nằm trong dãy núi Wuling ở tỉnh Quý Châu (phía tây nam Trung Quốc), Fanjingshan nằm ở độ cao từ 500 mét đến 2.570 mét trên mực nước biển, tổn tại các loại thảm thực vật đa dạng.

Sự cô lập của khu vực đã dẫn đến một mức độ đa dạng sinh học cao với các loài đặc hữu, kể cả các loài có nguy cơ tuyệt chủng. Fanjingshan có rừng sồi nguyên sinh lớn nhất và liền kề nhất trong khu vực cận nhiệt đới.

Di sản văn hóa và thiên nhiên: Thung lũng Tehuacán-Cuicatlán (Mexico)

Thung lũng Tehuacán-Cuicatlán, một phần của vùng Mesoamerican, là vùng khô cằn hoặc bán khô cằn với đa dạng sinh học phong phú nhất ở Bắc Mỹ. Được xem như một trong những trung tâm đa dạng chính cho họ xương rồng, vốn đang bị đe dọa nghiêm trọng trên toàn thế giới. Thung lũng chứa đựng một hệ thống quản lý nước đặc biệt của các kênh, giếng, cống dẫn nước và đập, lâu đời nhất ở châu lục này, cho phép sự xuất hiện của các khu định cư nông nghiệp.

Phần mở rộng: Thung lũng sông Bikin (Liên bang Nga)

Thung lũng sông Bikin là một phần mở rộng nối tiếp của khu vực miền Trung Sikhote-Alin, được công nhận là Di sản Thế giới năm 2001. Thung lũng nằm khoảng 100 km về phía Bắc của di sản hiện tại.

Phần mở rộng này có diện tích 1.160.469 ha, lớn gấp 3 lần diện tích hiện tại. Khu vực này bao gồm các khu rừng lá kim tối màu Nam-Okhotsk và rừng lá rộng Đông Á.

Cũng trong kỳ họp này, Ủy ban đã đưa tên Công viên quốc gia hồ Turkana (Kenya)  vào list Danh sách Di sản trong tình trạng nguy cấp, và đưa rặng san hô Belize ra khỏi danh sách di sản giá trị đang bị đe dọa.

Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.