Thép Sông Hồng: Cần cơ chế để doanh nghiệp giải quyết khúc mắc sau khi tái cơ cấu

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Dữ liệu Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho biết, CTCP Thép Sông Hồng, một thành viên của Tổng CTCP Sông Hồng (UpCOM: SHG) đang tiến hành các thủ tục giải thể công ty nguyên nhân là do chưa đóng khoản thuế nhập khẩu nên phía cơ quan hải quan đề nghị Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh thu hồi giấy phép đăng ký kinh doanh.
Thép Sông Hồng: Cần cơ chế để doanh nghiệp giải quyết khúc mắc sau khi tái cơ cấu

Điều đáng chú ý là, cho đến thời điểm này, nguồn tin của Ngày Nay cho thấy, chưa có bất kỳ nghị quyết nào từ các cổ đông về việc giải thể theo quy định của pháp luật và họ đã tái cơ cấu và cho ra mắt thương hiệu sản phẩm thép mới, hiện tại đang xử lý vấn đề thu hồi các khoản nợ lên tới gần trăm tỷ đồng.

Thông tin cho thấy, Thép Sông Hồng thành lập vào năm 2005, ở thời điểm này, Tổng Công ty Phát triển Nhà và Đô thị (HUD) chiếm 40% cổ phần, còn lại là vốn của Tổng Công ty Sông Hồng và các cổ đông khác. Đến năm 2006, sau đợt điều chỉnh cơ cấu cấu góp vốn, HUD tỉ lệ sở hữu lên 72% tại Thép Sông Hồng.

Đến năm 2008, giữa HUD và Tổng Công ty Sông Hồng có những thoả thuận sang nhượng, đối trừ các khoản công nợ của nhau, kết quả là Tổng Công ty Sông Hồng trở thành cổ đông lớn nhất tại Thép Sông Hồng với hơn 85% tỉ lệ cổ phần, trong đó số vốn nợ chuyển thành vốn góp là 103 tỷ đồng.

Thép Sông Hồng: Cần cơ chế để doanh nghiệp giải quyết khúc mắc sau khi tái cơ cấu ảnh 1

Với vai trò là cổ đông lớn nhất, có khả năng chi phối, từ năm 2008 Thép Sông Hồng chính thức nằm dưới sự điều hành của Tổng Công ty Sông Hồng. Điều đáng nói là những năm sau đó tình hình kinh doanh của Thép Sông Hồng không mấy sáng sủa khi ghi nhận khoản lỗ luỹ kế liên tục.

Năm tài chính 2010 Công ty ghi nhận mức lỗ tương đương 132,5 tỷ đồng (chưa bao gồm khấu hao dây chuyền thiết bị khoảng 10 tỷ đồng và âm vốn đầu tư). Năm 2011 lỗ 55,3 tỷ đồng (chưa bao gồm đầy đủ chi phí tài chính đang trong quá trình cơ cấu lại vốn và đề nghị Ngân hàng miễn giảm lãi phạt, phí phạt chậm trả và giảm lãi suất cho vay với số tiền khoảng 80 tỷ đồng).

Kinh doanh trì trệ, lỗ luỹ kế kéo dài đã khiến cho Thép Sông Hồng rơi vào tình trạng vô cùng khó khăn. Nhà máy xuống cấp trầm trọng, hệ thống máy móc thiết bị phơi nắng mưa… công ty đứng trước nguy cơ mất trắng toàn bộ số tiền đầu tư của nhà nước cũng như của các doanh nghiệp. Công ty dừng hoạt động 03 năm và chết lâm sàng. Tại thời điểm đó thống kê sơ bộ, Thép Sông Hồng nợ gốc 2012 là 537 tỷ đồng không có khả năng trả, đồng thời cơ sở vật chất xuống cấp rất trầm trọng gần như không thể hoạt động được.

Đến năm 2014, khoản lỗ luỹ kế tại Thép Sông Hồng là gần 400 tỷ đồng. Cùng với khoản lỗ luỹ kế nêu trên thì Thép Sông Hồng còn đọng lại nhiều khoản nợ khác như: Tiền thuế VAT, thuế nhập khẩu thiết bị, thuế đất qua các năm.

Vào đúng thời điểm Thép Sông Hồng rơi vào tình cảnh bi đát nhất thì Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Việt Thành (Công ty Việt Thành ) là một trong các chủ nợ đã ngỏ ý muốn tham gia tái cơ cấu doanh nghiệp để giảm bớt thiệt hại cho họ. Sau khi đạt được các thoả thuận, Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Việt Thành “bơm” vào Thép Sông Hồng cả trăm tỷ đồng sửa chữa nhà xưởng, cải tạo máy móc thiết bị công nghệ lạc hậu để có thể cán được phôi thép 130x130mm (thiết kế cũ của Nhà máy 110x110mm) và vốn lưu động. Để vận hành nhà máy trở lại, Công ty Việt Thành và một số Ngân hàng đã “bơm” tiếp những khoản vay vào Thép Sông Hồng, Việt thành đến nay chưa hề có nợ quá hạn ngân hàng nào.

Sau khi sản xuất một thời gian do nhà máy của Thép Sông Hồng chỉ có 1 công đoạn là cán thép tại thời điểm áp thuế tự vệ giá phôi nội địa tăng cao, giá thép giảm dẫn đến chưa sản xuất đã có thể tính lỗ 300.000-400.000đ/ tấn nên công ty đã xin phép tỉnh đầu tư bổ sung công đoạn nung phôi đúc cán liên tục.

Mặt khác công tác thu hồi công nợ của Thép Sông Hồng đối với các đối tác gặp rất nhiều khó khăn, tới nay vẫn chưa thu hồi được nợ. Một số trường hợp cụ thể như: Công ty CP METROCO Sông Hồng (Đại diện PL là Ông Nguyễn Văn Tiềm, tổng nợ gần 6 tỷ đồng) Công ty CP Thương mại Nhật Hưng (Đại diện PL là Ông Nguyễn Văn Lợi) tổng nợ hơn 11 tỷ đồng, Công ty CP DV TM & Vận tải Hà Nội (Đại diện PL là Ông Tống Hoàn Hải) tổng nợ hơn 3 tỷ đồng. Công ty CP ĐT & TM STELLTEC Hà Nội (Đại diện PL là Ông Vũ Duy Tùng) tổng nợ hơn 41 tỷ đồng; công ty CP Sông Hồng Thăng Long (Đại diện PL là Ông Đào Hùng Thắng) nợ 1,7 tỷ đồng; Công ty TNHH Thanh Quế (Đại diện PL là bà Nguyễn Thị Thanh, tổng nợ 3,7 tỷ đồng; công ty TNHH TM & XD Phương Trinh (Đại diện PL là Bà Lê Thị Trinh ) tổng nợ 5 tỷ đồng; công ty TNHH cung ứng théo và ĐTXD Tất Thành (Đại diện PL là Ông Quản Vĩnh Thái) tổng nợ hơn 22 tỷ đồng cùng rất nhiều các con nợ khác như Thái Hiệp Giang, BQL SH Vũng Áng, Công ty Minh Phương…

Thép Sông Hồng: Cần cơ chế để doanh nghiệp giải quyết khúc mắc sau khi tái cơ cấu ảnh 2

Trước tình hình đó cổ đông lớn Công ty Việt Thành đã đề xuất Thép Sông Hồng lập dự án đầu tư bổ sung công đoạn làm phôi và đã được phê duyệt. Tuy nhiên, việc phê duyệt dự án này lại gặp khó khăn xảy ra khi nghị quyết HĐQT TCT Sông Hồng đồng ý cho đầu tư mà không cho tăng vốn. Chính nghị quyết này từ phía Tổng Công ty Sông Hồng đã khiến cho việc đầu tư, tái cơ cấu, mở rộng của Thép Sông Hồng rất khó thực hiện.

Qua tìm hiểu của Ngày Nay được biết, Công ty Việt Thành đã tiến hành mua nợ của 4 ngân hàng và đã đầu tư mới một số tài sản trên đất của nhà máy, tuy nhiên do gặp nhiều khó khăn trong quá trình chuyển đổi tài sản, cũng như các thủ tục bảo vệ quyền sở hữu và sử dụng hợp pháp của Công ty Việt Thành đối với nhà máy thép do vậy dẫn tới tình trạng hiện tại: doanh nghiệp vốn đầu tư nhưng lại không thể tiến hành đầu tư do không xác định minh bạch sở hữu tài sản. Đồng thời doanh nghiệp phải đứng nhìn hằng trăm tỷ đồng của mình ngày một mất đi theo thời gian, và tâm huyết cũng bị hao mòn vì nhiều vướng mắc về mặt pháp lý cũng như quản lý nhà nước.

Phía Công ty Việt Thành khẳng định: Để có thể bảo đảm nhà máy thép được tiếp tục hoạt động, giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động, bảo vệ nguồn vốn của Công ty, ngân hàng thì hiện nay rất cần sự hỗ trợ và hướng dẫn cũng như tháo gỡ của các cấp chính quyền đối với việc ghi nhận quyền sở hữu và sử dụng của doanh nghiệp bỏ vốn.

Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.