Thi vẽ tranh về di sản văn hóa Việt Nam

(Ngày Nay) -  Ngày 29/8, tại Hà Nội, Hội Di sản Văn hóa Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ bảo tồn di sản văn hóa Việt Nam, Công ty Cổ phần Kỹ thuật Công nghiệp Á Châu tổ chức họp báo giới thiệu Cuộc thi vẽ tranh “Di sản văn hóa Việt Nam qua hội họa” lần thứ 2, năm 2025.
Các tác phẩm được trưng bày tại triển lãm Cuộc thi vẽ tranh “Di sản văn hóa Việt Nam qua hội họa” lần thứ I - năm 2023. Ảnh minh họa: Thanh Tùng/TTXVN
Các tác phẩm được trưng bày tại triển lãm Cuộc thi vẽ tranh “Di sản văn hóa Việt Nam qua hội họa” lần thứ I - năm 2023. Ảnh minh họa: Thanh Tùng/TTXVN

Phát biểu tại họp báo, Phó giáo sư, Tiến sỹ Đỗ Văn Trụ, Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ bảo tồn di sản văn hóa Việt Nam khẳng định: Tiếp nối thành công của cuộc thi lần thứ nhất - năm 2023, cuộc thi vẽ tranh “Di sản văn hóa Việt Nam qua hội họa” lần thứ 2 - năm 2025 được phát động bắt đầu từ tháng 9/2024 và kết thúc vào ngày 30/9/2025. Công tác chấm, trao giải, in sách, triển lãm diễn ra vào dịp kỷ niệm ngày Di sản văn hoá Việt Nam 23/11/2025.

Theo Phó giáo sư, Tiến sỹ Đỗ Văn Trụ, cơ cấu giải thưởng, tổng trị giá giải thưởng cơ bản vẫn như cuộc thi lần thứ nhất. Ban tổ chức bổ sung thêm 3 giải thưởng khuyến khích cho lứa tuổi học sinh, sinh viên. Thời gian tổ chức cho cuộc thi lần này dài hơn (khoảng hơn 1 năm thay cho gần 4 tháng trước đây), Ban tổ chức hy vọng, cuộc thi sẽ thu hút được nhiều người tham gia, có sức lan tỏa rộng rãi và thành công hơn.

Cuộc thi vẽ tranh “Di sản văn hóa Việt Nam qua hội họa” lần thứ 2 được tổ chức nhằm tạo sân chơi cho các họa sỹ, đồng thời để các họa sỹ trẻ có cơ hội tìm hiểu, thể hiện tình yêu với di sản văn hóa, thể hiện ý tưởng, sự sáng tạo trong những sáng tác hội họa; qua đó khuyến khích, động viên, tạo nên phong trào yêu di sản văn hóa Việt, gìn giữ, tôn vinh những giá trị vô giá của di sản văn hóa dân tộc, lan tỏa tình yêu di sản văn hóa trong giới trẻ hiện nay. Đây là hoạt động thiết thực, cụ thể, ý nghĩa đóng góp vào sự nghiệp chung bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc.

Theo thể lệ, đối tượng tham gia cuộc thi là những người yêu hội họa; khuyến khích các họa sỹ trẻ, sinh viên mỹ thuật tại các trường đại học, cao đẳng chuyên mỹ thuật và các trường văn hóa - nghệ thuật trên phạm vi cả nước, du học sinh Việt Nam ở nước ngoài…

Các tác giả tham gia cuộc thi bằng tranh vẽ với nội dung thể hiện giá trị của các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, các danh lam thắng cảnh trên mọi vùng, miền của Việt Nam với phong cách thể hiện tự do.

Tranh dự thi được vẽ bằng tất cả các chất liệu hội họa gồm: sơn dầu, sơn mài, lụa, bột màu, màu nước, bút sắt, acrylic, các thể loại tranh đồ họa, các kỹ thuật in, khắc (gồm khắc gỗ, khắc cao su, khắc kim loại, in độc bản...). Ban tổ chức không hạn chế số lượng tác phẩm dự thi.

Ban Giám khảo sẽ chấm sơ khảo các tác phẩm dự thi qua ảnh chụp gửi về email của Ban tổ chức. Tác giả có các tác phẩm được chọn vào Chung khảo sẽ được Ban tổ chức thông báo để gửi tác phẩm dự thi qua đường bưu điện về địa chỉ: Văn phòng Hội Di sản Văn hóa Việt Nam, số 19 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội.

Tác phẩm tham dự phải đảm bảo theo yêu cầu của Ban Tổ chức. Tác giả ghi đầy đủ các thông tin: tên tranh, thời gian vẽ, giới thiệu ngắn gọn, súc tích về ý nghĩa, ý tưởng về tác phẩm; họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, số căn cước công dân, số điện thoại và email gửi về Ban tổ chức. Bên ngoài bưu phẩm ghi rõ: Tranh dự thi “Di sản Văn hoá Việt Nam qua hội họa” lần thứ II - năm 2025.

Ban tổ chức dự kiến trao 30 giải thưởng, gồm: 1 giải Xuất sắc trị giá 100 triệu đồng; 1 giải Nhất trị giá 75 triệu đồng; 2 giải Nhì, mỗi giải trị giá 50 triệu đồng; 3 giải Ba, mỗi giải 40 triệu đồng; 20 giải Khuyến khích mỗi giải 10 triệu đồng; 3 giải trẻ mỗi giải 30 triệu đồng. 70 tác phẩm được chọn vào chung khảo Ban tổ chức sẽ trả 5 triệu đồng/tác phẩm hỗ trợ nguyên vật liệu sáng tác cùng giấy chứng nhận của Ban tổ chức. Tổng giá trị giải thưởng lên đến 975 triệu đồng.

Các tác phẩm đoạt giải sẽ được lựa chọn để triển lãm tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và một số địa chỉ văn hóa khác.

Các em nhỏ, cùng phụ huynh hào hứng tham gia buổi làm bánh Trung thu.
Vừa học làm bánh Trung thu, vừa hướng tới trẻ em vùng lũ
(Ngày Nay) - Tết Trung thu 2024 diễn ra trong những ngày miền Bắc gồng mình khắc phục cơn bão số 3. Tại Hà Nội, nhiều khu dân cư, trường học đã chuyển số tiền tổ chức Tết Trung thu sang từ thiện vùng lũ. Nhưng cũng có nơi vừa tổ chức buổi làm bánh Trung thu cho trẻ trải nghiệm, vừa hướng tới trẻ em vùng lũ bằng việc làm thiết thực.
Nhóm nhạc BTS tại Lễ khởi động sáng kiến "Love Myself" của UNICEF tại Hàn Quốc. Ảnh: UNICEF
Gặp gỡ fan BTS đứng sau blog gây quỹ được gần 1 tỷ đồng ủng hộ miền Bắc khắc phục hậu quả bão số 3
(Ngày Nay) - Trong những ngày qua, cộng đồng fan nhóm nhạc BTS tại Việt Nam (V-ARMY) đã một lần nữa chứng minh sức mạnh của tình yêu và sự đoàn kết. Chiến dịch quyên góp ủng hộ đồng bào miền Bắc bị ảnh hưởng bởi bão số 3 từ nhiều blog, fanpage đã thành công ngoài mong đợi khi con số tổng cộng vượt 1,2 tỷ đồng.
Ngày mai ở Làng Nủ
Ngày mai ở Làng Nủ
(Ngày Nay) - Làng Nủ bình yên, làng Nủ xanh mát, làng Nủ… Cho đến cái ngày định mệnh 10/9. Cơn lũ từ đỉnh núi Voi đã san phẳng 37 ngôi nhà. Biến xóm làng bình yên trở thành một bãi bùn đất khổng lồ, tan hoang, tang tóc.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp để phục hồi sản xuất, kinh doanh sau bão số 3.
Tốc độ tăng trưởng những tháng cuối năm có thể giảm do bão số 3
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, tốc độ tăng trưởng 6 tháng cuối năm của cả nước và nhiều địa phương dự báo chậm lại do ảnh hưởng của bão số 3 Yagi. Bộ trưởng đề xuất 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp cần làm ngay để phục hồi sản xuất, kinh doanh.
Có khoảng 1.000 người dân tại TP Hồ Chí Minh được khám tầm soát miễn phí bệnh lý về thận tại chương trình.
Người bệnh thận ngày càng trẻ hoá, làm sao để phát hiện sớm?
(Ngày Nay) - Theo PGS.TS Nguyễn Bách, Trưởng khoa Nội thận lọc máu, Bệnh viện Thống Nhất (TP Hồ Chí Minh), tại Việt Nam, trong 100 người thì có khoảng 6 - 8 người có khả năng mắc các vấn đề về thận, đa phần là không có triệu chứng. Rất nhiều người trẻ mắc thận được phát hiện khi đã ở giai đoạn nặng và phải chạy thận.