Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng thiên hà Milky Way của chúng ta đã dừng việc hình thành sao mới nguyên do là bởi không còn đủ lượng khí cần thiết để tạo sao. Từ đó, họ cho rằng Milky Way đang dần trở nên già cỗi.
Sau khi phân tích những dữ liệu từ kính viễn vọng không gian Hubble với kết quả quan sát từ các kính viễn vọng đặt trên mặt đất, các nhà nghiên cứu đã xác định được rằng, các nhân tố chính để hình thành lên các ngôi sao mới bao gồm có lỗ đen và các vòi phun.
Theo đó, những vòi phun cao năng lượng phun ra từ lỗ đen đã đốt nóng vòng khí xung quanh lỗ đen, quyết định tốc độ giảm nhiệt và rơi vào thiên hà của khí.
Khi các vòi phun khí từ trung tâm thiên hà ra phía ngoài, một phần lượng khí này giảm nhiệt và ngưng tụ thành từng khối lạnh và rơi trở lại trung tâm thiên hà giống như những "hạt mưa”.
Những "hạt mưa" sau khi hạ nhiệt sẽ trở thành những đám mây khí phân tử hình thành nên các ngôi sao.
Vì ‘vũng’ khí xung quanh lỗ đen cung cấp nhiên liệu để vòi phun hoạt động, nên những vòi này hoạt động ngày càng mạnh hơn và sinh thêm nhiệt nếu quá trình giảm nhiệt xảy ra quá mạnh. Nếu vòi phun sinh quá nhiều nhiệt, nó sẽ mất nguồn cung cấp nhiên liệu và bị yếu đi.
Phát hiện này đã trả lời cho câu hỏi vì sao những thiên hà ngập trong khí lại không biến toàn bộ lượng khí này thành các ngôi sao. Giờ đây, họ đã xác định được rằng quy trình làm nóng và làm lạnh có vai trò điều chỉnh việc sản sinh ra những ngôi sao mới. Bên cạnh đó nếu thiếu khí, quá trình hình thành các ngôi sao cũng sẽ không thể diễn ra.
Thiên hà W2246-0526 còn được coi là thiên hà sáng nhất vũ trụ bởi gần như không một loại ánh sáng nhìn thấy nào có thể thoát ra ngoài biên giới của nó.
Tuy nhiên cũng giống như Millky Way của chúng ta W2246-0526 sẽ dần không còn là thiên hà sáng nhất và không thể tạo ra các sao mới bởi luồng khí gas siêu nóng phun ra từ hố đen đang tản mát theo mọi hướng giữa các vì sao với tốc độ cao.
B.M