Số cổ phần này tương đương 14,98% vốn điều lệ của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) và với động thái này, Him Lam và ông Dương Công Minh không còn là cổ đông lớn của ngân hàng này kể từ ngày 23/6.
Danh tính cổ đông mua số cổ phần trên vẫn chưa được tiết lộ.
Trước khi thông tin Him Lam thoái vốn khỏi LienVietPostBank được công bố, hàng loạt giao dịch cổ phần của lãnh đạo cấp cao ngân hàng này đã được tiến hành.
Mới nhất là ông Nguyễn Thanh Tùng, phó tổng giám đốc phụ trách khu vực Tây Nam Bộ của LienVietPostBank, giao dịch thỏa thuận 100.000 cổ phần.
Trước đó, hai phó tổng giám đốc LienVietPostBank là bà Nguyễn Ánh Vân và ông Kim Minh Tuấn đã lần lượt bán ra 120.000 cổ phần và 138.326 cổ phần.
Bên cạnh việc một số lãnh đạo cấp cao thoái vốn, một số trường hợp khác cũng đăng ký mua vào như ông Phạm Doãn Sơn, phó chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc LienVietPostBank đăng ký mua vào hơn 5,1 triệu cổ phần.
Các diễn biến mới gần đây của LienVietPostBank thu hút sự quan tâm của dư luận. Chỉ trong hơn một tháng, ngân hàng này cũng đã hai lần tổ chức đại hội cổ đông bất thường.
Ở đại hội cổ đông bất thường lần 1, ông Nguyễn Đức Hưởng từ nhiệm vị trí phó chủ tịch thường trực Hội đồng quản trị LienVietPostBank để ứng cử vào Hội đồng quản trị của Ngân hàng Thương tín Sài Gòn (Sacombank).
Tuy nhiên sau đó ông Hưởng lại rút khỏi danh sách ứng cử để quay về làm chủ tịch Hội đồng quản trị LienVietPostBank.
Trong khi đó, tại đại hội cổ đông bất thường lần 2 của LienVietPostBank diễn ra chiều 5/6, ông Dương Công Minh, người từng có thời gian dài giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị LienVietPostBank, đã từ nhiệm với lý do cá nhân để tập trung cho các dự án, khoản đầu tư mới của Công ty Him Lam.
Ngày 30/6 tới Sacombank sẽ tiến hành Đại hội cổ đông thường niên năm tài chính 2015 và 2016. Tuy nhiên vấn đề nóng nhất là ai sẽ ngồi ghế Hội đồng quản trị lại vẫn còn bí mật.
Động thái bán toàn bộ vốn của Him Lamở LienvietPostBankđược dư luận đánh giálà hành động chuẩn bị cho việc ông Dương Công Minh sẽ tham gia vào Hội đồng Quản trị của Sacombank.
Sở dĩ phải thoái vốn ra khỏi LienvietPostBank vì theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, để tránh tình trạng sở hữu chéo, một ngân hàng thương mại chỉ được nắm tối đa cổ phiếu của hai tổ chức tín dụng khác, tỉ lệ nắm giữ dưới 5%.
Công ty Him Lam, nơi ông Minh nắm đến 99% cổ phần, là cổ đông lớn của LievietPostBank với tỉ lệ 14,98%, lớn hơn 5% so với quy định.
Với mức giá xoay quanh 12.500 đồng/cổ phiếu, việc bán đi gần 97 triệu cổ phiếu lần này được cho là sẽ mang về cho ông Minh khoản tiền khoảng1.200 tỉ đồng.
Theo Tuổi Trẻ