Thông điệp 2017 - Thông điệp của lòng yêu thương

(Ngày Nay) - Việt Nam tuy bước qua một ngưỡng phát triển mới, nhưng vẫn nằm trong nhóm nước đang phát triển, có thu nhập trung bình thấp. Đất nước còn nghèo, trong khi đó quá trình tăng trưởng kinh tế lại đặt ra rất nhiều vấn đề xã hội - môi trường mới nảy sinh. Ước tính có khoảng 24 triệu người (gần1/3 dân số) thuộc diện đối tượng cần hỗ trợ, bao gồm: hộ nghèo và cận nghèo, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt hay bị buôn bán, người mãn hạn tù, người bị nhiễm  HIV/AIDS, người già neo đơn, người tự kỷ, phụ nữ bị bạo hành…  
Thông điệp 2017 - Thông điệp của lòng yêu thương

Gần 80% lao động yếu thế tập trung ở khu vực nông thôn. Đa số có trình độ học vấn thấp, phần lớn chưa qua đào tạo nghề. Bên cạnh đó là hàng loạt các vấn đề khác như bạo lực xã hội, lối sống không lành mạnh, stress của dân đô thị, giáo dục và y tế đều ở tình trạng quá tải, bất hợp lý, thực phẩm an toàn, xử lý rác thải, ô nhiễm không khí, tiết kiệm năng lượng, bảo tồn văn hóa...

Việt Nam vẫn tụt hậu khá xa so với nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới về an sinh xã hội. Điều này đã trở thành một thách thức đối với phát triển bền vững và hội nhập. So với đổi mới tư duy về mô hình kinh tế, việc đổi mới tư duy về mô hình an sinh xã hội và giải quyết các vấn đề xã hội còn chậm, vẫn nặng tư tưởng coi an sinh xã hội là trách nhiệm của Nhà nước, chưa thu hút được các thành phần kinh tế, các nguồn lực cho hoạt động quan trọng này. Trong khi đó, nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước nhằm thực hiện an sinh xã hội còn hạn chế, chủ yếu dựa vào ngân sách công, với diện che phủ thấp và mức hỗ trợ có hạn.

Thông điệp 2017 - Thông điệp của lòng yêu thương ảnh 180% lao động yếu thế tập trung ở khu vực nông thôn và chịu nhiều thiệt thòi...

Bảo đảm an sinh là một vấn đề lớn, phức tạp, luôn biến động, tác động đến hầu hết thành phần dân cư. Trước tình hình thế giới có nhiều biến động, trong những năm tới, Việt Nam sẽ phải đối mặt với với nhiều rủi ro mới về kinh tế, xã hội và môi trường với quy mô và con tần xuất ngày càng lớn, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và phúc lợi của người dân, đặc biệt là các rủi ro về thiên tai, biến đổi khí hậu… Nhiều rủi ro rình dập, như đau ốm, tai nạn, thiên tai, dịch bệnh luôn là những cú sốc đối với người nghèo, các nhóm yếu thế, đe dọa tính mạng và an sinh xã hội.

Nhà nước rất quan tâm đến chính sách hỗ trợ người yếu thế. Đơn cử như hàng trăm ngàn lượt người được hỗ trợ chỉnh hình, phục hồi chức năng, được hỗ trợ phương tiện trợ giúp (xe lăn, xe đẩy…); 100% tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã xây dựng mạng lưới cơ sở phục hồi chức năng; hệ thống giáo dục ngày càng phát triển, giúp cho trẻ em khuyết tật có cơ hội được đi học, số người khuyết tật được học nghề và có việc làm ngày càng tăng. Việc tiếp cận với các công trình xây dựng, các hạ tầng về giao thông, văn hóa, thể thao của người khuyết tật cũng ngày càng được dễ dàng hơn.

Các tổ chức của người khuyết tật và yếu thế ngày càng được mở rộng ở các tỉnh, thành phố như: Hội Người mù, Hội người điếc, Hội Người khuyết tật các tỉnh, Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ em mồ côi, Hội cứu trợ trẻ em tàn tật, Hiệp hội sản xuât, kinh doanh của người tàn tật. Hàng trăm cơ sở bảo trợ xã hội đang thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, phục hồi chức năng cho người khuyết tật; trợ cấp hàng tháng cho hàng triệu người khuyết tật và cấp thẻ bảo hiểm y tế theo quy định. Đặc biệt, trong điều kiện kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn, Việt Nam đã có một loạt cơ chế hỗ trợ người khuyết tật tìm việc làm như: Miễn giảm thuế, tiền thuê đất cho những doanh nghiệp nhận nhiều người khuyết tật vào làm việc…

Vẫn còn nhiều bất công đang diễn ra, ở góc này hay góc khác, đòi hỏi rất nhiều việc phải làm, đòi hỏi nhiều nỗ lực, nhiều sự tâm huyết như nâng cao nhận thức cộng đồng về sự bình đẳng xã hội, tạo cơ hội việc làm bền vững, thúc đẩy bình đẳng giới, tăng cường thu nhập, cải thiện đời sống về vật chất và tinh thần cho người lao động, tạo điều kiện cho những người thiệt thòi, yếu thế vươn lên hòa nhập cộng đồng.

Và đó là sứ mệnh mà Tạp chí Ngày Nay theo đuổi, góp phần vào sự công bằng xã hội. Tạp chí Ngày Nay là một sáng kiến xã hội (social innovation) nhằm lưu giữ giá trị văn hóa nhân văn vì cộng đồng nhằm tạo cơ hội bình đẳng trong tiếp cận thông tin đối với mọi tầng lớp dân chúng, góp phần nâng cao dân trí cho người lao động - những con người ít có cơ hội sử dụng công nghệ thông tin - có được tin tức.

Thông điệp 2017 - Thông điệp của lòng yêu thương ảnh 2Tạp chí Ngày Nay đã tổ chức chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng “Back to Basic” khám chữa bệnh miễn phí cho 100 người khuyết tật và hợp tác xã có 108 phụ nữ đơn thân ở Sóc Sơn

Cho dù công nghệ hiện đại và phát triển đến đâu thì báo miễn phí luôn là một góc văn hóa mà mọi xã hội văn minh muốn lưu giữ và bảo tồn. Tạp chí Ngày Nay được phát hành miễn phí đến độc giả là những người dân lao động, những người không có cơ hội bình đẳng tiếp cận Internet để cập nhật thông tin.

Tôn chỉ mục đích của Tạp chí Ngày Nay là thông qua truyền thông để những vấn đề của người yếu thế không bị chìm trong bóng tối của sự quên lãng. Điều này được thể hiện xuyên suốt trong tất cả các số báo năm qua, với các chuyên đề chuyên sâu về người cao tuổi, người mù và khiếm thị, người câm điếc, người tự kỷ, lao động di cư, thương binh, người dân tộc mắc chứng bệnh bạch tạng, sự cô độc của người nông dân, làng ung thư, các xóm lao động nghèo, nạn cướp giật,  khoảng cách giầu nghèo của người dân, người nghèo và cơn cuồng đa cấp, tết của dân nghèo, phụ nữ bị bạo hành và quyền của phụ nữ nông thôn…

Trong năm 2016, Tạp chí Ngày Nay đã khởi xướng và hỗ trợ nhiều sáng kiến xã hội vì cộng đồng như phát động hành vi “Uống rượu bia Không lái xe”, đi đầu phản đối xu hướng “Từ thiện câu like” hay vì danh lợi, định hướng xu hướng từ thiện mới Philanthropy lấy gốc là cải tạo xã hội, tổ chức chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng “Back to Basic” khám chữa bệnh miễn phí cho 100 người khuyết tật và hợp tác xã có 108 phụ nữ đơn thân ở Sóc Sơn, tham gia chương trình “Đối thoại trong bóng tối” tạo niềm tin và hi vọng cho cộng đồng người mù và khiếm thị, đồng hành với chiến dịch “Xương rồng trên cát” cùng hành động vì phụ nữ và trẻ bị bạo hành, mua bán và chương trình “Bình minh cho em” vì cộng đồng người tự kỷ ở Việt Nam, lên tiếng phản đối các vụ việc như phân biệt đối xử và đánh đập trẻ em tự kỷ, tách người tự kỷ ra khỏi lao động hay vụ bà Lang nùng ngộ nhận việc chữa tự kỷ…

Thông điệp 2017 - Thông điệp của lòng yêu thương ảnh 3"Ngày Nay" đã và sẽ tiếp tục đồng hành cùng với lớp người yếu thế trong xã hội

Mọi nỗ lực đều hướng tới việc tạo thêm cơ hội cho người yếu thế thông qua các sáng kiến xã hội, để người yếu thế có thể nhận được sự cảm thông và bình đẳng hơn từ cộng đồng, giúp họ vượt qua giới hạn của chính mình; đồng thời, các sáng kiến xã hội đó sẽ tác động ngược lại, đem lại hiệu ứng tích cực có tính giáo dục cao cho cộng đồng.

Tại sao chúng ta không thể dừng lại một phút giữa những hối hả đời thường để giúp những người đang phải vật lộn với một việc tưởng chừng là đơn giản như di chuyển? Tại sao chúng ta không tìm cách giúp họ có thể sống một cách độc lập hơn như cách mà tất cả chúng ta đang sống? Tại sao chúng ta không cho mình cơ hội hiểu những ý tưởng, kỹ năng, tài năng, tri thức, và cảm hứng mà những con người đáng quý đó muốn được chia sẻ? Tại sao không tạo ra những điều kiện tốt hơn giúp họ được học hành đến nơi đến chốn để có thể thành đạt? Tại sao không chú trọng tới những khả năng của họ thay chỉ vì để ý đến khuyết tật của họ?

Tôi cũng đang nghĩ có bao nhiêu người có xu hướng coi người khuyết tật như những người xa lạ, và mặc định khuyết tật là yếu tố bẩm sinh. Liệu chúng ta có nghĩ rằng khuyết tật có thể xảy ra đối với người sinh ra khỏe mạnh và đã có một cuộc sống bình thường trong nhiều năm? Như việc mất tay hay chân do tai nạn gây ra có thể gây ra những ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng tới thể chất, tâm sinh lý và đời sống kinh tế của người đó. Điều này có thể xảy ra với bất kỳ ai, vào bất kỳ lúc nào.

Chúng ta cũng nên coi rằng, như một quy luật tất yếu của cuộc sống, mọi người đều già đi, đều có thể bị điếc, mù lòa hoặc gặp khó khăn trong việc đi lại, và bởi vậy có những nhu cầu đặc biệt. Đảm bảo quyền và cơ sở vật chất bình đẳng là nhu cầu thiết yếu cho sự phát triển của nhân loại, chứ không phải là một đặc ân”.

Trích lời phát biểu đầy cảm động về người khuyết tật của bà Katherine Muller-Marin, Trưởng Đại diện UNESCO tại Việt Nam.

Đó cũng là thông điệp năm 2017 của Ngày Nay gửi đến bạn đọc. Chúng tôi cam kết sẽ tiếp tục đồng hành cùng với lớp người yếu thế trong xã hội.

BACK TO BASIC chương trình chăm sóc sức khỏe người yếu thế (tư vấn sức khỏe, khám bệnh tổng quát, phát thuốc miễn phí)

Tân Minh, một xã thuộc huyện Sóc Sơn, địa phận Hà Nội, ở đó có một ngôi làng tương đối đặc biệt. Ngôi làng đặc biệt bởi sự thiếu vắng đàn ông. Nơi đấy có một hợp tác xã nghèo có 117 thành viên là phụ nữ, mỗi người một thân phận nhưng họ có điểm chung là đơn thân.

Mặc dù cách Hà Nội chưa tới 1 giờ xe chạy, tuy nhiên nơi đây có nhiều người trong 10 năm qua chưa một lần được thăm khám sức khoẻ.

Có nhiều lý do khiến họ rơi vào cảnh đơn thân. Không mảnh đời nào giống mảnh đời nào, nhưng những người phụ nữ đơn thân nơi đây đều có một điểm chung: cố gắng vượt lên chính mình, vượt qua nỗi cô đơn và vượt qua sự kỳ thị của cộng đồng.

Ngày khám diễn ra suôn sẻ, có những cụ lâu ngày chỉ có thể ngồi trên ghế, sau khi được bấm huyệt thông kinh, cụ ngồi bệt đc dưới đất đã xúc động khóc. Trước họ ko tiếp cận được nhiều dịch vụ phần vì điều kiện, phần vì mặc cảm bị người đời dị nghị là những người ko chồng.

Sau khi ra đời hội nhóm, những người phụ nữ này đã trở lên tự tin hơn, tham gia tích cực vào các hoạt động chung của nhóm, cùng sinh hoạt và lao động (chủ yếu vẫn sống bằng nghề nông), họ đã biết và làm rất tốt các quy trình quản lý tài chính, cách chia sẻ giúp đỡ nhau cùng tương thân, tương hỗ. Nhóm phụ nữ này là minh chứng về giá trị của tình đoàn kết tương thân.

Tuy nhiên, sự thuần khiết và trong sáng của những người phụ nữ lam lũ này còn đang cần phải lấp thêm những khoảng trống về cơ hội để xâm nhập thêm nghề mới, những mầm xanh khởi nghiệp cần được ươm gieo trên mảnh đất còn nguyên sơ về công nghệ và kỹ thuật này.

Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.