Thông tin 8.000 doanh nghiệp đăng ký dừng hoạt động ở Bình Dương là sai sự thật

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Liên quan thông tin trên mạng xã hội về việc gần 8.000 công ty ở Bình Dương đăng ký ngưng hoạt động chờ ngày giải thể, lãnh đạo Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Bình Dương khẳng định con số trên là không chính xác.
Thông tin 8.000 doanh nghiệp đăng ký dừng hoạt động ở Bình Dương là sai sự thật

Tại cuộc họp báo về tình hình kinh tế-xã hội quý I/2023 do UBND tỉnh Bình Dương tổ chức vào ngày 4/4 cho thấy, theo số liệu trên cổng đăng ký DN quốc gia, trong quý I/2023, doanh nghiệp trong nước đăng ký mới tại Bình Dương là 1.458 đơn vị, với số vốn 8.700 tỷ đồng, điều chỉnh tăng vốn 361 DN với số vốn 8.700 tỷ đồng.

Như vậy, số DN trong nước đăng ký mới và DN tăng vốn hơn 17.000 tỷ đồng. DN trong nước ở Bình Dương điều chỉnh giảm vốn là 26 đơn vị với 747 tỷ đồng, 147 đơn vị giải thể là 1.145 tỷ đồng. So sánh giữa đăng ký mới, tăng vốn và con số giảm vốn, giải thể chênh lệch khoảng 15.000 tỷ đồng.

Cũng trong quý I/2023, Bình Dương có 11 DN FDI đăng ký mới 380 tỷ đồng, tăng vốn 49 DN khoảng 5.200 tỷ đồng; giảm vốn có 8 DN với 400 tỷ đồng, giải thể 4 DN với 265 tỷ đồng.

Đăng ký mới, cộng với tăng vốn khoảng 5.500 - 5.600 tỷ đồng và giải thể, giảm vốn 700 tỷ đồng, con số chênh lệch khoảng 5.000 tỷ đồng. Từ con số này cho thấy tình hình kinh doanh của DN ở Bình Dương vẫn hoạt động tốt.

Ông Phạm Văn Tuyên, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương cũng khẳng định, thông tin gần 8.000 DN đăng ký ngưng hoạt động là không đúng. Tính đến cuối tháng 3/2023, Bình Dương có 19.654 đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội (tăng 293 đơn vị so với cuối năm 2022).

Trong quý I có hơn 36.000 lao động tạm hoãn hợp đồng không hưởng lương; lao động đăng ký bảo hiểm thất nghiệp là 18.000 người (không tăng so với cùng kỳ năm 2022).

Thí sinh tại điểm thi Trường THPT Đoàn Kết, quận Hai Bà Trưng. Ảnh tư liệu: Hoàng Hiếu/TTXVN
Học sinh Hà Nội mong phương án tuyển sinh lớp 10 sớm được công bố
(Ngày Nay) - Năm học 2024 - 2025 đã đi qua gần hết học kỳ 1, song các nhà trường, học sinh lớp 9 và phụ huynh trên cả nước vẫn chưa biết phương án tuyển sinh lớp 10 năm học tới. Cùng với các địa phương, thành phố Hà Nội chưa thể “chốt” được phương án tuyển sinh lớp 10 vì còn chờ Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố quy chế tuyển sinh.
Dự án Khu nhà ở cao cấp Vạn Thuận – Tây Thăng Long (phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) do Công ty TNHH Xuân Trường Hoành Bồ làm chủ đầu tư.
Hà Nội: Sau đấu giá, quy hoạch nhà ở cao tầng được điều chỉnh về thấp tầng
(Ngày Nay) - Ô đất TT-07 (tên cũ là CT–04, nằm tại phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) trước đây từng được quy hoạch để thực hiện dự án nhà ở chung cư cao tầng. Tuy nhiên, sau khi kết quả trúng đấu giá được phê duyệt, ô đất này bất ngờ được thay đổi quy hoạch thành đất ở thấp tầng, để thực hiện dự án Khu nhà ở cao cấp Vạn Thuận – Tây Thăng Long.