Thú cưng - mảng kinh doanh sinh lợi cao ở Hàn Quốc

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh người trẻ ngại kết hôn và tỷ lệ sinh giảm, xu hướng nuôi thú cưng để làm bạn đồng hành ngày càng phổ biến ở Hàn Quốc.
Thú cưng - mảng kinh doanh sinh lợi cao ở Hàn Quốc

Người dân Hàn Quốc không ngần ngại chi hàng triệu won để đảm bảo người bạn đồng hành thân yêu của mình nhận được sự chăm sóc tốt nhất có thể, bao gồm điều trị y tế, hoạt động giải trí, thực phẩm và lối sống.

Theo đó, những người nuôi thú cưng đã thúc đẩy ngành thương mại thú cưng phát triển mạnh mẽ ở Hàn Quốc. Hàn Quốc hiện có khoảng 15 triệu người nuôi thú cưng, nghĩa là cứ ba người dân thì có một người nuôi thú cưng. Số lượng chó được đăng ký với các đơn vị trung gian do chính phủ chỉ định đã tăng 47% từ năm 2019 đến năm 2022.

Theo Viện Kinh tế Nông thôn Hàn Quốc (KREI) - một cơ quan nghiên cứu trực thuộc Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn Hàn Quốc, quy mô thị trường thú cưng của nước này dự kiến sẽ tăng lên 6 nghìn tỷ won vào năm 2027, tăng từ mức 4,6 nghìn tỷ won vào năm ngoái.

Các bậc phụ huynh có con nhỏ ngày càng không theo kịp cơn sốt nuôi thú cưng, bằng chứng là xe đẩy thú cưng và thức ăn cho thú cưng hiện đang bán chạy hơn thức ăn trẻ em.

Theo Gmarket, 57% xe đẩy được bán là dành cho thú cưng, trong khi chỉ có 43% là dành cho trẻ em. Tương tự, doanh số bán thức ăn cho chó luôn vượt trội so với doanh số bán thức ăn trẻ em kể từ năm 2021. Năm 2020, doanh số bán thức ăn cho chó bằng 48% doanh số bán thức ăn trẻ em, thì đến năm 2021, tỷ lệ này tăng lên 61% và tính đến tháng 5 năm nay, tỷ lệ này đạt 69%.

Một số phòng tập gym cho thú cưng cung cấp dịch vụ huấn luyện và trị liệu cá nhân cho chó theo gói có giá lên đến 1 triệu won (tương đương 758 USD). Chủ thú cưng cũng phải tốn cùng một số tiền như trên để thuê một người chuyên nghiệp chăm sóc thú cưng 3 lần một tuần.

Thị trường thú cưng ở Hàn Quốc dự kiến sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, nhờ vào các sáng kiến của chính phủ nhằm định vị ngành này là động lực tăng trưởng chính. Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn, Bộ Kinh tế và Tài chính và Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hàn Quốc trong tháng 9/2024 đã công bố các biện pháp nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp thú cưng, trong đó có việc thiết lập một hệ thống dán nhãn thực phẩm và các tiêu chuẩn phù hợp với các thị trường vật nuôi tiên tiến như ở Mỹ và Liên minh châu Âu.

Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.