Thu Hà Nội: chút lãng du của những tâm hồn xa xứ

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Khi những cơn gió se lạnh đầu tiên thổi qua, Thủ đô Hà Nội như khoác lên mình “tấm áo” mùa thu dịu dàng. Với Masahiro Tomita, một kỹ sư người Nhật đã gắn bó với mảnh đất này từ năm 2017, Hà Nội vào thu đã mang đến cho anh những ký ức khó phai. Đó là hương vị ngọt ngào của bánh Trung thu, tiếng trống Lân rộn ràng những đêm trăng, hay bầu trời trong vắt khi anh lướt xe qua sông Hồng. 
Với Masahiro, mùa thu Hà Nội không chỉ là thời khắc chuyển mình của thiên nhiên, mà còn là những khoảnh khắc đong đầy cảm xúc, gợi nhắc về quê hương xa xôi và thêm yêu những ngày tháng bình yên nơi đất khách.
Với Masahiro, mùa thu Hà Nội không chỉ là thời khắc chuyển mình của thiên nhiên, mà còn là những khoảnh khắc đong đầy cảm xúc, gợi nhắc về quê hương xa xôi và thêm yêu những ngày tháng bình yên nơi đất khách.

Phố phường Hà Nội vào thu

“Hà Nội có bốn mùa, giống như Nhật Bản quê hương tôi. Tôi thấy thật tuyệt khi được cảm nhận sự thay đổi của các mùa trong năm,” Masahiro chia sẻ: “Tôi đặc biệt thích mùa thu vì thường có những ngày nắng trong xanh. Tôi thường chạy xe máy qua cầu Long Biên và ngắm bầu trời trong vắt ấy. Thời tiết dần mát mẻ hơn sau mùa hè oi bức, và cơ thể tôi cảm nhận được rất rõ rệt sự chuyển mình của các mùa. Tôi cũng thích thời trang, nên việc được mặc áo khoác dài tay vào mùa thu và đông là một lý do khiến tôi yêu Hà Nội.”

Thu Hà Nội: chút lãng du của những tâm hồn xa xứ ảnh 1

Masakiro Tomita chuyên bán sampler phần cứng đơn giản, dành cho nhạc hip hop trên nền tảng trực tuyến: https://snapbeat.net/.

Chung suy nghĩ, Fukuoka Kenichi, một doanh nhân Nhật đã lấy vợ người Việt Nam, cũng đặc biệt yêu thích việc dạo chơi trên xe máy giữa tiết thu Hà Nội: “Ở Nhật rất ít xe máy, việc được đi xe máy dưới trời thu ở Hà Nội đã để lại cho tôi những ấn tượng rất khó quên.”

Từ những ngày đầu tháng 8, dấu hiệu thị giác dễ dàng nhận thấy nhất báo hiệu mùa thu đã cận kề chính là sự “xuống đường” của những cửa hàng bánh Trung Thu trên khắp nẻo đường thành phố và của những chiếc xe đạp chở hoa, những tà áo dài duyên dáng ở khu vực Phan Đình Phùng, Hoàng Diệu, hồ Tây… Khung cảnh nhộn nhịp, tràn đầy màu sắc, sức sống và cái đẹp ấy đã khoác thêm cho Hà Nội một “lớp áo” mà không mùa nào trong năm có được. Không chỉ với người nước ngoài, bản thân người Hà Nội cũng thấy hồ hởi, háo hức theo khi hòa mình với sức sống của mùa.

“Khi nhắc tới mùa thu ở Hà Nội, tôi nhớ ngay đến bánh Trung thu và những màn múa lân. Tôi không quá hứng thú với bánh Trung thu trứng muối hay có vị mặn. Tuy nhiên, tôi lại rất mê bánh có vị ngọt như nhân đậu đen hay mè đen, và tôi thường ăn quá nhiều,” Masahiro cười: “Dạo gần đây, ngày càng có nhiều hương vị mới xuất hiện, nên năm nào tôi cũng ra cửa hàng ven đường để xem thử. Ở công ty, tôi cũng thường được tặng bánh Trung thu trong những chiếc hộp vô cùng đẹp mắt. Ăn bánh cùng gia đình ở nhà cũng là một niềm vui.”

Thu Hà Nội: chút lãng du của những tâm hồn xa xứ ảnh 2

Masahiro Tomita đã lấy vợ người Việt Nam và sinh sống tại Hà Nội từ năm 2017.

Càng gần đến Tết Trung thu, tiếng xôn xao tập luyện của những đội múa Lân trong các khu phố lại càng rõ ràng hơn, đem đến cảm giác hân hoan cho những con người xa xứ. Masahiro nhớ lại: “Âm thanh ấy, dù đã nghe hàng năm, vẫn đem đến cho tôi cảm giác rất rộn ràng. Tôi cũng thích đi dạo trên những con phố náo nhiệt ở Phố Cổ Hà Nội, nơi được trang trí bằng đèn lồng và đồ chơi Trung thu. Ở quê hương tôi, vào dịp Trung thu, mọi người vốn cũng có truyền thống ăn bánh ngắm trăng. Nhưng ở các thành phố lớn như Tokyo, phong tục này dần mai một. Tại Việt Nam, tôi thấy mọi người vẫn cùng nhau đón Tết Trung thu, tôi nghĩ đây là một nét văn hóa rất đẹp. Thật vui nếu truyền thống này vẫn được gìn giữ khi Việt Nam ngày càng phát triển.”

Raj Mayukh Dam, nhiếp ảnh gia và nhà làm phim người Ấn Độ, người từng dành hai năm làm việc tại Hà Nội, chia sẻ: “Mùa thu là thời điểm mọi trái tim trở nên bồi hồi khi những kỷ niệm cũ bất giác ùa về. Về điểm này, thu Hà Nội thật giống với thu ở thành phố Kolkata (Ấn Độ) quê hương tôi.” Dù hiện tại đã chuyển công tác vào Sài Gòn, Raj vẫn luôn nhớ về Hà Nội, nơi mang lại cho anh cảm giác như đang ở quê nhà.

Thu Hà Nội: chút lãng du của những tâm hồn xa xứ ảnh 3

Raj Mayukh Dam nhận xét: “Mùa thu là thời điểm mọi trái tim trở nên bồi hồi khi những kỷ niệm cũ bất giác ùa về.”

Anh đặc biệt nhớ những ngày mùa thu se lạnh, cầm theo máy ảnh xuống phố, hòa vào dòng người và ghi lại những khoảnh khắc của con người và trời đất giao mùa. Khi ấy, hoa và người quấn quýt bên nhau, dịu dàng cùng khoe sắc.

Mùi vị của mùa thu

Mùa thu Hà Nội kéo dài từ cuối tháng 8 đến cuối tháng 10, khoảng thời gian Hà Nội lãng đãng chuyển từ mùa hè nóng bức sang mùa đông lạnh giá. Thu Hà Nội đặc trưng với thời tiết mát mẻ, dễ chịu và cảnh sắc mơ màng. Không khí trong lành hơn giúp cho mọi giác quan thêm phần nhạy bén, cảm nhận mùi và vị rõ rệt hơn. Lẩn quất trong không khí là hương hoa sữa ngọt ngào và mùi đất ẩm phủ lá cây rơi.

Thu Hà Nội: chút lãng du của những tâm hồn xa xứ ảnh 4

Gia đình Fukuoka Kenichi đưa bạn bè người Nhật đi thưởng thức ẩm thực Hà Nội

Thực tế, khi trời se lạnh, món ăn từ các hàng quán ven đường dường như dậy mùi và thơm ngon hơn hẳn. Fukuoka kể lại rằng, anh và vợ từng đón gia đình bạn bè từ Nhật tới chơi vào lúc Lập thu, và ngay lập tức, hai vợ chồng đã lên kế hoạch thưởng thức món ngon Hà Nội như xôi cốm, cà phê cốt dừa, phở bò, và đồ nướng Mã Mây. Bạn của Fukuoka, Misako Kobayashi đã cực kỳ thích thú với món xôi cốm: “Cô ấy tấm tắc khen, và bảo ở Nhật không thể tìm ra được mùi vị ấy, một mùi vị rất “nhẹ nhàng dịu dàng”.”

Thu Hà Nội: chút lãng du của những tâm hồn xa xứ ảnh 5

Misako Kobayashi (bên trái) rất thích món xôi cốm, cô nhận xét rằng món ăn có hương vị “nhẹ nhàng và dịu dàng".

Trong khi đó, “món ngon” mà Raj nhớ nhất về thu Hà Nội lại là… bia hơi. Dù không phải món ăn đặc trưng của thu Hà Nội, nhưng không khí mùa thu và sự thoải mái trong tâm tính của mọi người dường như kích thích vị giác hơn: “Khi tôi cùng bạn bè uống bia vào mùa hè, đó là một cảm giác thật “đã”, nhưng vào mùa thu, việc thưởng thức bia trở nên thật sự đặc biệt, với hương vị rõ ràng và thú vị hơn rất nhiều.”

Thu Hà Nội: chút lãng du của những tâm hồn xa xứ ảnh 6

Raj rất thích mang máy ảnh lang thang trên đường phố Hà Nội để lưu lại những khoảnh khắc mùa thu.

Một thứ mùi đặc trưng không thể phủ nhận khác của thu Hà Nội chính là mùi “hoa sữa nồng nàn”, thứ mùi hương tỏa lan đặc trưng trên một số cung đường. Mặc dù không phải lúc nào cũng được lòng mọi người, hương hoa sữa vẫn mang lại cảm giác ấm cúng mà thân thuộc. Hoa sữa đã trở thành biểu tượng đặc trưng của mùa thu Hà Nội, đi liền với ký ức và cảm xúc của cả người Hà Nội và những người xa xứ. Fukuoka cho biết: “Mùa thu Hà Nội có mùi hương rất đặc trưng của hoa sữa, khiến tôi nhớ đến mùi mộc lan ở quê hương mỗi độ thu về.”

***

Dường như, từ cảnh sắc, văn hóa, đến con người ở Hà Nội, tất cả đều làm nên một mùa thu đáng nhớ với những người bạn từ phương xa. Mỗi con phố, từ những hàng cây đến các quán xá đông vui, đều mang đến những câu chuyện và cảm xúc riêng. Mùa thu Hà Nội mở ra một không gian sống động, nơi các giá trị văn hóa và nét đẹp truyền thống hòa quyện, tạo nên một hành trình lắng sâu và đáng nhớ.

Ảnh minh hoạ.
Việt Nam tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng
(Ngày Nay) - Theo Bộ Y tế, kháng thuốc là một mối đe dọa sức khỏe và sự phát triển toàn cầu. Việt Nam đang tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng. Việc phòng, chống kháng thuốc đòi hỏi sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội.
Tổng Bí thư Tô Lâm với cán bộ Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau
(Ngày Nay) - Tiếp theo chương trình công tác tại Cà Mau, chiều 17/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020-2025.
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
(Ngày Nay) - Nghe Pháp là từ thường gặp trong kinh. Đa văn là nghe Pháp nhiều, một trong những hạnh lành. Ngày nay, nghe Pháp không chỉ nghe giảng mà còn là đọc, tụng, nghiên cứu, thảo luận, biên khảo giáo pháp.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở Tổ dân phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình.
Đoàn kết xây dựng khu dân cư tự quản, văn minh, hạnh phúc
(Ngày Nay) - Tối 17/11, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cùng Đoàn công tác Trung ương đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại Tổ dân phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình. Cùng tham dự có đại diện lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, tỉnh Ninh Bình và đông đảo cán bộ, nhân dân Tổ dân phố 4, phường Đông Thành.
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Tỉnh Hưng Yên đang triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển, mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế với nhiều hoạt động hỗ trợ và các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, nhằm mang lại quyền lợi thiết thực cho người dân.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
(Ngày Nay) - Ngày 16/11, trong cuộc thảo luận về tuyên bố chung trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), các nhà ngoại giao của nhóm đã gặp khó khăn trong việc thu hẹp bất đồng về nguồn tài chính để giải quyết biến đổi khí hậu và vấn đề đánh thuế nhóm siêu giàu.