![]() |
Thiết bị BiVACOR có đặc điểm khác với các thiết kế trước đây. (Ảnh: Prince Charles Hospital) |
Thiết bị có tên gọi là BiVACOR được chế tạo bởi các nhà khoa học ở Đại học Công nghệ Queensland ở Brisbane, Australia. Nó thay thế hoạt động đập nhịp tim bằng một bộ phận đĩa quay có chức năng bơm máu đi khắp cơ thể.
Theo tin từ IB Times, nhóm chuyên gia từ Australia và Mỹ đã thực hiện thành công ca cấy ghép BiVACOR trên cơ thể cừu. Nhờ bộ phận đĩa quay titan ở tim nhân tạo, con cừu vẫn sống khỏe mạnh.
Đây là phát minh khác với những thiết kế tim nhân tạo trước đây, vốn có bộ phận túi có hình dạng giống bong bóng và kích thước khá cồng kềnh để bắt chước hoạt động của một trái tim sinh học. BiVACOR có thiết kế tránh hao mòn và hỏng hóc, do đó có thể kéo dài tuổi thọ hơn 10 năm so với các phiên bản trước.
Xem thêm:
- Phát hiện gen cá voi có khả năng kéo dài tuổi thọ con người
- Nuôi cấy trứng và tinh trùng từ tế bào da: Cuộc cách mạng trong điều trị vô sinh
Trước khi áp dụng trên cơ thể người, dự kiến vào năm 2018, một chiến dịch vận động được tiến hành với hy vọng gây quỹ 3,8 triệu USD.
Được biết, ca cấy ghép thành công tim nhân tạo ở người đầu tiên trên thế giới được thực hiện cho một bệnh nhân 75 tuổi, ở bệnh viện Georges Pompidou, Paris hồi tháng 12/2013.
Trái tim nhân tạo này hoạt động bằng pin Lithium-ion, nặng khoảng 900 gram, gần gấp ba lần so với một trái tim khỏe mạnh bình thường. Nó có khả năng bắt chước hoạt động co bóp của cơ tim và chứa các cảm biến thích ứng với quá trình tuần hoàn máu theo chuyển động của bệnh nhân.
Báo Le Figaro nhận định, đây không chỉ là việc hiện thực hóa“giấc mơ của tất cả các bác sĩ tim mạch” mà còn mang lại sự sống cho rất nhiều bệnh nhân đang chờ ghép tim. Đây là niềm vui, là niềm tự hào và thành tựu to lớn của y học Pháp cũng như các nhà khoa học Pháp.
Minh Châu (t/h)