Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Lào bên lề Hội nghị GMS 8

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh việc Lãnh đạo cấp cao hai nước thường xuyên gặp gỡ thể hiện tình cảm gắn bó có một không hai giữa hai nước.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Nhân dịp tham dự Hội nghị GMS 8, ACMECS 10 và CLMV 11 tại Côn Minh (Trung Quốc), chiều 6/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp song phương với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.

Nhắc lại những kết quả quan trọng tại cuộc hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith bên lề Hội nghị cấp cao các Nhà lãnh đạo BRICS mở rộng tại Nga ngày 23/10 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh việc Lãnh đạo cấp cao hai nước thường xuyên gặp gỡ thể hiện tình cảm gắn bó có một không hai giữa hai nước; trân trọng chuyển lời thăm hỏi của Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tới các đồng chí Lãnh đạo cấp cao của Lào.

Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone thay mặt Đảng và nhân dân Lào bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã ủng hộ, giúp đỡ hết sức mình để Lào hoàn thành trọng trách Chủ tịch ASEAN và Hội nghị AIPA năm 2024; khẳng định thành công này không chỉ là của riêng Lào mà còn là thành công chung của hai nước Việt-Lào.

Thủ tướng Sonexay Siphandone nhấn mạnh Lào đang hướng đến xây dựng nền kinh tế độc lập, tự cường và trong tiến trình đó sẽ hợp tác chặt chẽ với Việt Nam.

Hai Thủ tướng dành thời gian điểm lại hợp tác song phương thời gian qua, nhấn mạnh sự phối hợp chặt chẽ của hai Chính phủ và nỗ lực của các bộ, ban, ngành ở Trung ương và địa phương hai nước nhằm hiện thực hóa kết quả các trao đổi, thỏa thuận cấp cao, đặc biệt là kết quả chuyến thăm cấp Nhà nước tới Lào của đồng chí Tô Lâm vào tháng 7/2024 và Cuộc gặp hai Bộ Chính trị tháng 9/2024.

Đồng thời, tích cực triển khai hiệu quả hơn nữa các thỏa thuận cấp cao, chuẩn bị tốt nhất cho Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ hai nước thời gian tới.

Hai bên cũng nhất trí làm sâu sắc hơn trụ cột hợp tác về quốc phòng-an ninh, bảo đảm chỗ dựa vững chắc cho nhau; tiếp tục giữ gìn an ninh, xây dựng đường biên giới Việt Nam-Lào hoà bình, hữu nghị, ổn định, phát triển bền vững.

Hai Thủ tướng đặc biệt quan tâm và nhất trí tiếp tục tạo đột phá trong hợp tác kinh tế, thương mại.

Thủ tướng Sonexay Siphandone khẳng định Lào luôn coi trọng và ưu tiên các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư, kinh doanh tại Lào, đặc biệt là các lĩnh vực chiến lược như cơ sở hạ tầng, năng lượng, công nghệ cao, kết nối giao thông…; mong muốn thúc đẩy kết nối hai nền kinh tế Lào-Việt, hợp tác cải thiện hệ thống pháp lý nhằm thuận lợi hóa cho hoạt động thương mại-đầu tư.

Đánh giá cao nỗ lực của hai bên trong khai thông một số dự án trọng điểm thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị hai bên duy trì đà tích cực, quyết tâm giải quyết dứt điểm khó khăn, vướng mắc của các dự án trọng điểm khác trong thời gian tới theo tinh thần chỉ đạo của hai Bộ Chính trị.

Cá nhân Thủ tướng Chính phủ sẽ hết sức quan tâm, thúc đẩy các cơ quan liên quan của Việt Nam tích cực phối hợp chặt chẽ với phía Lào.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam tiếp tục ưu tiên hỗ trợ Lào nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhằm giúp Lào thích ứng với nhu cầu phát triển trong giai đoạn mới, nhất là đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp chiến lược và cán bộ quản lý các cấp.

Hai Thủ tướng nhất trí triển khai hiệu quả hơn nữa hợp tác về văn hóa, đẩy mạnh hơn nữa tuyên truyền về truyền thống quan hệ Việt Nam-Lào trong các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ hai nước; nhất trí tiếp tục tăng cường trao đổi tin cậy, chia sẻ thông tin kịp thời, phối hợp chặt chẽ, ủng hộ lẫn nhau trong các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm.

Đáp lại việc Thủ tướng Sonexay Siphandone mời Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm chính thức Lào và đồng chủ trì Kỳ họp Ủy ban liên Chính phủ lần thứ 47 vào đầu năm 2025 tại Lào, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vui vẻ nhận lời và giao cơ quan chức năng liên quan thu xếp cụ thể.

Miền Bắc giảm nhiệt sâu, rét đậm, có nơi dưới 10 độ C
Miền Bắc giảm nhiệt sâu, rét đậm, có nơi dưới 10 độ C
(Ngày Nay) - Không khí lạnh tiếp tục tăng cường, Bắc Bộ và Bắc Trung bộ trời rét, vùng núi Bắc Bộ có nơi rét đậm. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc Bộ phổ biến từ 14 - 17 độ C, vùng núi 11 - 14 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 10 độ C.
Tiến trình hạ nhiệt lạm phát tại Mỹ có nguy cơ chệch hướng
Tiến trình hạ nhiệt lạm phát tại Mỹ có nguy cơ chệch hướng
(Ngày Nay) - Ngày 11/12, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cảnh báo đề xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump về việc áp thuế trên diện rộng đối với hàng nhập khẩu có thể cản trở những nỗ lực nhằm hạ nhiệt lạm phát và khiến giá tiêu dùng tăng.
Vịnh Hạ Long: Sức sống bền vững của di sản thế giới 30 năm tuổi - Bài 3: Hệ sinh thái độc nhất vô nhị được gìn giữ
Vịnh Hạ Long: Sức sống bền vững của di sản thế giới 30 năm tuổi - Bài 3: Hệ sinh thái độc nhất vô nhị được gìn giữ
(Ngày Nay) - Cách đây 30 năm, ngày 17/12/1994, Việt Nam lần đầu được ghi danh Di sản thiên nhiên thế giới với danh thắng Vịnh Hạ Long. Những giá trị độc đáo, ngoại hạng của danh thắng được thiên nhiên ưu đãi, kiến tạo từ hàng triệu năm trước đã đem lại niềm tự hào nhưng cũng là trách nhiệm lớn lao cho Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng.
Vịnh Hạ Long: Sức sống bền vững của di sản thế giới 30 năm tuổi - Bài 2:Phát huy giá trị cốt lõi của di sản Vịnh Hạ Long
Vịnh Hạ Long: Sức sống bền vững của di sản thế giới 30 năm tuổi - Bài 2:Phát huy giá trị cốt lõi của di sản Vịnh Hạ Long
(Ngày Nay) - Cách đây 30 năm, ngày 17/12/1994, Việt Nam lần đầu được ghi danh Di sản thiên nhiên thế giới với danh thắng Vịnh Hạ Long. Những giá trị độc đáo, ngoại hạng của danh thắng được thiên nhiên ưu đãi, kiến tạo từ hàng triệu năm trước đã đem lại niềm tự hào nhưng cũng là trách nhiệm lớn lao cho Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng.
Vịnh Hạ Long: Sức sống bền vững của di sản thế giới 30 năm tuổi - Bài 1: Hành trình UNESCO vinh danh
Vịnh Hạ Long: Sức sống bền vững của di sản thế giới 30 năm tuổi - Bài 1: Hành trình UNESCO vinh danh
(Ngày Nay) - Cách đây 30 năm, ngày 17/12/1994, Việt Nam lần đầu được ghi danh Di sản thiên nhiên thế giới với danh thắng Vịnh Hạ Long. Những giá trị độc đáo, ngoại hạng của danh thắng được thiên nhiên ưu đãi, kiến tạo từ hàng triệu năm trước đã đem lại niềm tự hào nhưng cũng là trách nhiệm lớn lao cho Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng.
Công bố phát hiện quần thể tiểu hành tinh siêu nhỏ trong Hệ Mặt trời
Công bố phát hiện quần thể tiểu hành tinh siêu nhỏ trong Hệ Mặt trời
(Ngày Nay) - Nhóm nghiên cứu thiên văn tại Đại học Liège của nước này cùng các đồng nghiệp quốc tế vừa công bố phát hiện quần thể 138 tiểu hành tinh nhỏ nhất từng được ghi nhận giữa sao Hỏa và sao Mộc. Đây là những thiên thể có đường kính chỉ khoảng 10 mét, nhóm nhỏ nhất từng được quan sát trong khu vực vành đai tiểu hành tinh.
Nhiều phát hiện mới sau khai quật 3 di tích khảo cổ học tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Nhiều phát hiện mới sau khai quật 3 di tích khảo cổ học tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
(Ngày Nay) -  Ngày 10/12, Bảo tàng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp với Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) tổ chức đánh giá và nghiệm thu kết quả khai quật 3 di chỉ khảo cổ học tại xã Kim Long, Cù Bị và Quảng Thành (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).