Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Thái Lan thưởng lãm các sản phẩm thủ công Việt Nam

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra thăm chính thức Việt Nam và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 4 Nội các chung Việt Nam - Thái Lan từ ngày 15 - 16/5.
Các nghệ nhân Việt Nam tặng sản phẩm thêu tay truyền thống cho Thủ tướng Vương quốc Thái Lan Paetongtarn Shinawatra. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Các nghệ nhân Việt Nam tặng sản phẩm thêu tay truyền thống cho Thủ tướng Vương quốc Thái Lan Paetongtarn Shinawatra. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Chiều tối 15/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra đã tham quan, trải nghiệm các sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc sắc của Việt Nam và trưng bày ảnh Việt Nam - Thái Lan.

Trưng bày ảnh về đất nước, con người và mối quan hệ Việt Nam - Thái Lan giới thiệu gần 20 bức ảnh đen trắng và ảnh màu về đất nước, con người của mỗi nước. Đặc biệt, các tác phẩm ảnh ghi lại quá trình phát triển quan hệ hai tước từ khi chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 6/8/1976, tới “Đối tác chiến lược tăng cường” từ năm 2015 đến nay, với nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả lĩnh vực chính trị, ngoại giao, kinh tế - thương mại - đầu tư, văn hóa, giáo dục - đào tạo, du lịch, giao lưu nhân dân...

Sau 49 năm xây dựng, phát triển, hai bên đã tạo nền tảng, tiền đề quan trọng, vững chắc để đưa quan hệ Việt Nam - Thái Lan lên tầm cao mới.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra xem các nghệ nhân trình diễn, các sản phẩm và nghe giới thiệu về các nghề thủ công mỹ nghệ đặc sắc của Việt Nam như: nghề nặn tò he, làm nón lá, mây tre đan, gốm sứ, gỗ mỹ nghệ, nghề thêu, nghề đậu bạc, làm tranh dân gian, sơn mài...

Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ được làm từ những nguyên liệu quen thuộc, gắn liền với cuộc sống hằng ngày của người dân Việt Nam; là di sản văn hóa, kết tinh từ sự khéo léo, tâm huyết và tâm hồn của nghệ nhân, thể hiện vẻ đẹp và niềm tự hào dân tộc Việt Nam.

Nghề thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam có truyền thống lịch sử lâu đời gắn với các làng nghề, phố nghề trải rộng khắp cả nước. Hiện nay, Việt Nam có khoảng 2.500 làng nghề thủ công mỹ nghệ với những địa danh nổi tiếng như: gốm Bát Tràng, Phù Lãng; lụa Vạn Phúc; tre đan Bằng Sở; chạm bạc Đồng Xâm; nón lá Làng Chuông; đậu bạc Định Công; tranh dân gian Đông Hồ, Hàng Trống...

Ngoài phục vụ trong nước, du khách quốc tế đến Việt Nam, hàng thủ công mỹ nghệ luôn nằm trong tốp 10 mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn nhất của Việt Nam, có mặt tại 163 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra từ khi bà nhậm chức và là chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Thái Lan đến Việt Nam sau 11 năm; đồng thời là Kỳ họp Nội các chung đầu tiên của Thủ tướng hai nước sau 10 năm. Sự kiện này góp phần củng cố tin cậy chính trị; là dịp để hai bên cùng đánh giá lại tiến trình thúc đẩy hợp tác trên tất cả lĩnh vực trong thời gian vừa qua nhằm đưa quan hệ đi vào chiều sâu, thực chất trong kỷ nguyên hợp tác, phát triển sắp tới.

Viết tiếp hành trình vẻ vang của báo chí cách mạng Việt Nam trong kỷ nguyên mới
Viết tiếp hành trình vẻ vang của báo chí cách mạng Việt Nam trong kỷ nguyên mới
(Ngày Nay) - Tháng 1/2025, phát biểu tại lễ trao giải Búa liềm vàng lần thứ IX, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ ra dấu mốc đặc biệt “năm 2025, nền báo chí cách mạng Việt Nam tròn 100 năm tuổi - một cột mốc quan trọng, đánh dấu chặng đường lịch sử vẻ vang của nền báo chí cách mạng đồng hành cùng sự ra đời, trưởng thành và phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam”.
Xử lý tài sản công dôi dư và quan tâm tới công tác cán bộ, nguồn nhân lực
Xử lý tài sản công dôi dư và quan tâm tới công tác cán bộ, nguồn nhân lực
(Ngày Nay) - hiều 17/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2024; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2025; trong đó đặc biệt nhấn mạnh công tác phòng, chống lãng phí, thực hành tiết kiệm, cùng với các vấn đề về công tác cán bộ và nguồn nhân lực trong quá trình sắp xếp, tinh gọn bộ máy và sáp nhập đơn vị hành chính.