Thực hư bài thuốc chữa ung thư đến 200 vị của lang y Ba Vì

Để làm rõ thông tin thầy lang Lý Văn Nguyên ở xã Ba Vì, huyện Ba Vì, Hà Nội có bài thuốc chữa được ung thư như lời đồn, chúng tôi đã có những trao đổi với lãnh đạo xã và các chuyên gia đông y về bài thuốc này.
Thực hư bài thuốc chữa ung thư đến 200 vị của lang y Ba Vì

40% người Dao biết cắt thuốc chữa bệnh

Trao đổi với chúng tôi về trường hợp bốc thuốc chữa bệnh của lang y Lý Văn Nguyên, ông Lăng Văn Hải bí thư đảng ủy xã Ba Vì, huyện Ba Vì, Hà Nội cho biết: Ông Nguyên chữa bệnh khá lâu rồi, nghề bốc thuốc của ông này được chuyền từ đời cha mẹ và ông có học y học cổ truyền nên cũng giúp cho dân rất nhiều, những bệnh bình thường ông cũng chữa khỏi. Còn ung thư thì tôi thấy ở làng vẫn chưa có ai chữa mà đã khỏi cả.

Thực hư bài thuốc chữa ung thư đến 200 vị của lang y Ba Vì - anh 1
Ông Lăng Văn Hải nói về tình hình chữa bệnh của ông Nguyên

Theo ông Hải ở xã Ba Vì có dân số là 2049 người thì có tới tới 40%, người biết sử dụng và bào chế thuốc nam. Người Dao biết được nhiều loại thuốc là do ngày xưa người dân ở đây sống bằng nghề du canh du cư khá lâu và họ không biết đến thuốc tây nên chỉ tìm thuốc bằng cây cỏ để tự chữa bệnh. Về sau khi hạ sơn xuống đồng bằng, đất đai không có, làm ăn khó khăn nên họ mới đưa nghề thuốc của mình ra để chữa bệnh lấy tiền.

“Hàng năm tính tỷ lệ thu nhập bình quân của người dân ở đây bằng nghề thuốc nam chiếm tới 60%. Ông Nguyên nổi bật do ông có bằng cấp, còn cách lấy thì tôi nghĩ chắc cũng không khác các hộ gia đình kia là bao. Không chỉ của ông Nguyên mới chữa được nhiều bệnh mà hầu như những người Dao ở đây đều chữa được các bệnh như sơ gan, thận, sỏi thận,dạ dày, u nhọt…Hay đôi khi có những bệnh nan y mà khi uống thuốc của người Dao vẫn có thể sống được”.Ông Hải cho biết.

Ông Hải lý giải: “Thật ra lang Nguyên nổi bật là do ông có mối quan hệ rộng, được nhà nước công nhận, thêm vào đó là nghề gia truyền của Người Dao thì ông Nguyên được nhiều người biết đến. Còn những người khác thì ít được biết đến bởi đa số người Dao chữa theo gia truyền mà không được nhà nước công nhận.

Dễ bị nhầm

Nói về việc điều trị ung thư hiện nay, thầy thuốc nhân dân, Bs cao cấp Nguyễn Xuân Hướng, nguyên Chủ Tịch Hội Đông Y Việt Nam cho biết: Hiện nay Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ là những nước có nền đông y phát triển. Ở những nước này chưa có tài liệu nào nói là chữa được ung thư. Kể cả ở Tây y, Mỹ cũng chưa có kết quả.

Thực hư bài thuốc chữa ung thư đến 200 vị của lang y Ba Vì - anh 2
Bác sĩ Nguyễn Xuân Hướng nói về tình hình chữa bệnh ung thư

Đối với nước ta có 54 dân tộc thì các dân tộc như: Chăm, Thái, Ba Na, Hơ Mông có những bài thuốc dân gian theo truyền thống của họ. Muốn điều trị về ung thư phải có kinh nghiệm hàng nghìn năm. Nhưng cả nghìn năm nay vẫn chưa có bài thuốc nào cả. Về thực nghiệm thì đến giờ phút này trong các bệnh viện y học cổ truyền cũng chưa có. Tuy nhiên về đông y cũng có những bài thuốc để nưng cao sức khỏe cho bệnh nhân. Làm cho sức khỏe tốt lên có thể khéo dài tuổi thọ được một vài năm.

“Với những bài thuốc kiểu hỗ trợ như vậy hiện nay tôi cũng có một vài loại thuốc có thể kéo dài tuổi thọ của bệnh nhân trong đó chủ yếu là thuốc bổ và thuốc làm hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư. Đối với tế bào ung thư ngày xưa tây y người ta gọi là ác xe lạnh, có cái lạnh ngưng đọng thành ung thư, bây giờ trong đông y có thuốc nhiệt kiên nhằm làm cho nó tan đi, nhưng không làm cho nó tan đi mà chỉ khống chế lại”. Bác sĩ Xuân Hướng khẳng định.

Bác sĩ Hướng cũng nhấn mạnh: “Tôi đã 15 năm làm Chủ tịch Hội Đông Y Việt Nam cũng đi hết tất cả các dân tộc nhưng vẫn chưa thấy bài thuốc nào của dân tộc mà chữa được ung thư, kể cả các cây thuốc của người Dao. Nếu có chữa được chủ yếu do người ta đồn đại. Hoặc đôi khi do người ta nhầm, có trường hợp bệnh viện trả về mà các thầy thuốc chữa được thường là do bệnh viện chuẩn đoán nhầm. Trường hợp khác là lời đồn bị nhầm vì trong đông y người ta gọi ung thư là mụn nhọt, còn ung thư thì gọi là bệnh nhám. Ung thư vòm họng không xem kỹ cũng rất dễ bị nhầm với viêm hoặc xoang. Đối với những loại thuốc ở nhà ông Nguyên như quả ké, hoa thơm, bồ công anh có tác dụng chữa mụn nhọt rất tốt, cây khôi thì có tác dụng chữa dạ dày.

Các đại biểu tặng hoa tri ân ông, bà Lê Tất Luyện - Thụy Khuê
Trưng bày cố định Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005-2024), sáng ngày 23/11 tại Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM (97 Phó Đức Chính, Q.1) đã khai mạc Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng nhằm tôn vinh di sản nghệ thuật của danh họa này.
Chùa Pháp Hoa: Ngôi cổ tự 100 tuổi giữa Sài Gòn hoa lệ
Chùa Pháp Hoa: Ngôi cổ tự 100 tuổi giữa Sài Gòn hoa lệ
(Ngày Nay) - Chùa Pháp Hoa là địa chỉ du lịch tâm linh nổi tiếng Thành phố Hồ Chí Minh. Nằm ở trung tâm thành phố xô bồ, chùa Pháp Hoa yên bình tĩnh lặng đến lạ. Không chỉ là ngôi chùa cổ có lịch sử gần 100 năm, nơi đây còn là cái nôi văn hóa Phật pháp, được nhiều du khách thập phương tìm về hành hương mỗi dịp lễ Phật.
Tỉnh Ninh Thuận đang đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo gắn với bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
Ứng phó “thách thức kép” về biến đổi khí hậu và nguy cơ suy thoái môi trường
(Ngày Nay) -  Để ứng phó “thách thức kép” về biến đổi khí hậu và nguy cơ suy thoái môi trường, tỉnh Ninh Thuận tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm tăng cường khả năng chống chịu của hệ thống tự nhiên và kinh tế - xã hội. Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng và hợp tác quốc tế để bảo vệ môi trường hiệu quả, bền vững.
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, Hy Lạp đã ký một thỏa thuận năng lượng sạch với Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh trên các đảo dễ bị tổn thương của nước này, vốn đang bị đe dọa bởi tình trạng du lịch quá mức và biến đổi khí hậu.