Thuốc điều trị COVID-19 của Pfizer cho hiệu quả 89%

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ngày 5/11, hãng dược phẩm Pfizer thông báo các kết quả sơ bộ thử nghiệm lâm sàng loại thuốc kháng virus dùng trong điều trị COVID-19 do hãng phát triển cho thấy thuốc có thể giảm 89% nguy cơ nhập viện hoặc tử vong ở bệnh nhân trưởng thành thuộc nhóm có nguy cơ bệnh nặng.
Thuốc điều trị COVID-19 của Pfizer cho hiệu quả 89%

Thuốc điều trị COVID-19 của Pfizer có tên là Paxlovid, được sử dụng kết hợp với một loại thuốc kháng virus đã biết là ritonavir. Thuốc được chỉ định sử dụng 2 lần/ngày, mỗi lần 3 viên.

Trong thông báo ngày 5/11, Pfizer khẳng định các kết quả thử nghiệm lâm sàng sơ bộ chỉ ra thuốc kháng virus của hãng cho hiệu quả cao hơn thuốc molnupiravir của hãng dược Merck.

Hồi tháng trước, Merck công bố thuốc molnupiravir cho hiệu quả ngăn ngừa tử vong và nhập viện vì COVID-19 là 50% ở nhóm những người trưởng thành nguy cơ cao.

Thuốc của Pfizer hoạt động theo cơ chế "khóa" một enzyme mà virus SARS-CoV-2 cần để nhân bản. Trong khi đó, thuốc của Merck có cơ chế hoạt động khác, theo đó làm lỗi một mã gen của virus. Cả hai công ty đều chưa công bố kết quả thử nghiệm đầy đủ.

Thử nghiệm của Pfizer tiến hành với 1.219 bệnh nhân COVID-19 thể nhẹ hoặc vừa nhưng có ít nhất một yếu tố nguy cơ bệnh nặng, như cao tuổi hoặc béo phì.

Kết quả phân tích chỉ ra 0,8% nhóm người được sử dụng thuốc của Pfizer trong vòng 3 ngày xuất hiện triệu chứng cuối cùng phải nhập viện điều trị, không có người nào tử vong trong vòng 28 ngày sau khi được dùng thuốc.

Trong khi đó, tỷ lệ nhập viện ở nhóm dùng giả dược là 7% và có 7 ca tử vong ở nhóm này. Các tỷ lệ khá tương đương khi bệnh nhân được cho dùng thuốc trong vòng 5 ngày sau khi có triệu chứng, với 1% nhóm được điều trị bằng thuốc phải nhập viện trong khi ở nhóm dùng giả dược là 6,7%, trong đó có 10 ca tử vong.

Thuốc kháng virus được sử dụng càng sớm thì càng phát huy hiệu quả cao, đặc biệt tốt nếu được dùng trước khi bệnh phát nặng. Trước đó, hãng dược phẩm Merck cũng thực hiện thử nghiệm thuốc điều trị COVID-19 trong vòng 5 ngày kể từ khi người bệnh xuất hiện triệu chứng.

Pfizer không công bố chi tiết các tác dụng phụ trong quá trình điều trị nhưng cho biết tỷ lệ phát sinh tác dụng phụ là khoảng 20% ở cả nhóm dùng thuốc và nhóm dùng giả dược. Giám đốc điều hành Pfizer Albert Bourla khẳng định những dữ liệu trên chỉ ra thuốc kháng virus đường uống của công ty nếu được cấp phép sẽ có tiềm năng cứu mạng sống của bệnh nhân, giảm nguy cơ bệnh nặng với hiệu quả có thể lên đến 90%.

Pfizer cho biết sẽ cung cấp các dữ liệu thử nghiệm sơ bộ loại thuốc mới cho Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) để bổ sung hồ sơ xin cấp phép sử dụng khẩn cấp mà công ty đã nộp từ tháng 10 vừa qua.

Hiện Pfizer cũng đang nghiên cứu việc sử dụng thuốc điều trị COVID-19 ở những bệnh nhân không có nguy cơ bệnh nặng cũng như trong ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh ở những người phơi nhiễm virus.

Giới chức Anh ngày 4/11 đã cấp phép đưa thuốc vào sử dụng thuốc molnupiravir của Merck trong điều trị COVID-19. Công ty đã bán hàng triệu toa thuốc này cho các nước gồm Mỹ, Anh và một số nước khác. Hồi đầu tháng này Anh thông báo đã đặt mua 250.000 toa thuốc điều trị COVID-19 của Pfizer.

Pfizer bắt đầu phát triển thuốc Paxlovid từ tháng 3/2020. Một số công ty khác cũng đang nghiên cứu phát triển các loại thuốc uống kháng virus sử dụng trong điều trị COVID-19. Các công ty khác đang thử nghiệm những loại thuốc uống kháng virus sẵn có trong điều trị COVID-19 nhưng Pfizer đã tiên phong phát triển loại đầu tiên dành riêng cho việc điều trị virus SARS-CoV-2.

Cổ phiếu của Pfizer lập tức tăng 13% lên mức 49,47 USD/cổ phiếu trong khi giá cổ phiếu của Merk giảm 6% xuống mức 84,69 USD/cổ phiếu sau thông tin trên.

Kiên quyết đấu tranh chống thổi giá, lợi ích nhóm
Kiên quyết đấu tranh chống thổi giá, lợi ích nhóm
(Ngày Nay) - Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các bộ, ngành phải chủ động xây dựng các kịch bản quản lý, điều hành giá các dịch vụ, hàng hóa thiết yếu, phù hợp với kịch bản điều hành chung, không để bị động.
Không tùy tiện tăng giá gây ảnh hưởng xấu đến ngành du lịch
Không tùy tiện tăng giá gây ảnh hưởng xấu đến ngành du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 24/4, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã gửi văn bản, đề nghị Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường đảm bảo an toàn trong hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ và cao điểm du lịch Hè 2024.
Tòa nhà Quốc hội Mỹ ở Washington DC.,. : CNN.
Quốc hội Mỹ thông qua dự luật viện trợ cho Ukraine
(Ngày Nay) - Với 79 phiếu thuận và 18 phiếu chống, tối 23/4 (theo giờ Mỹ, tức sáng 24/4 giờ Việt Nam), Thượng viện Mỹ đã thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác.