Thuốc điều trị COVID-19 của Pfizer ít hiệu quả với người trẻ tuổi

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Trong nghiên cứu trên 109.000 bệnh nhân COVID-19 ở Israel, thuốc Paxlovid đã giúp giảm khoảng 75% nguy cơ nhập viện ở người trên 65 tuổi nhưng ít có tác dụng với người trong độ tuổi từ 40 đến 65.
Thuốc điều trị COVID-19 dạng viên của hãng dược phẩm Pfizer. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Thuốc điều trị COVID-19 dạng viên của hãng dược phẩm Pfizer. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Theo một nghiên cứu quy mô lớn công bố ngày 24/8, thuốc điều trị COVID-19 dạng viên của hãng dược phẩm Pfizer (Mỹ) dường như không có tác dụng hoặc có rất ít tác dụng đối với người trẻ tuổi.

Trong nghiên cứu trên 109.000 bệnh nhân COVID-19 ở Israel, các nhà nghiên cứu ghi nhận thuốc Paxlovid đã giúp giảm khoảng 75% nguy cơ nhập viện ở những người trên 65 tuổi sử dụng thuốc ngay sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính.

Kết quả này phù hợp với những dữ liệu được các cơ quan quản lý dược phẩm ở Mỹ và nhiều nước khác lấy làm cơ sở để cấp phép lưu hành Paxlovid.

Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy thuốc hầu như không có tác dụng đối với những người trong độ tuổi từ 40 đến 65.

Nghiên cứu trên còn nhiều hạn chế do chỉ thu thập dữ liệu từ hệ thống y tế của Israel, thay vì nghiên cứu ngẫu nhiên với một nhóm đối chứng, vốn được xem là “tiêu chuẩn vàng” cho nghiên cứu y tế.

Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu có thể làm dấy lên nghi ngờ về hiệu quả sử dụng thuốc Paxlovid trong điều trị COVID-19 ở Mỹ.

Chính quyền Tổng thống Joe Biden đã chi hơn 10 tỷ USD để mua thuốc này và cung cấp miễn phí cho người dân thông qua hàng nghìn hiệu thuốc trên cả nước.

Tiến sỹ David Boulware tại Đại học Minnesota (Mỹ), người không tham gia nghiên cứu, cho biết thuốc Paxlovid vẫn có hiệu quả điều trị bệnh với những người có nguy cơ mắc COVID-19 thể nặng như người cao tuổi và người suy giảm hệ miễn dịch.

Tuy nhiên, theo ông, với đại đa số người trẻ tuổi, thuốc này “không mang lại nhiều lợi ích.”

Cuối năm ngoái, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) Mỹ đã cấp phép sử dụng thuốc Paxlovid cho người trưởng thành và trẻ em trên 12 tuổi, những người bị cho là có nguy cơ cao nếu mắc COVID-19 do các tình trạng như béo phì, tiểu đường và bệnh tim.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, hơn 42% dân số trưởng thành ở Mỹ - tương đương 138 triệu người, bị coi là béo phì.

Vào thời điểm FDA “bật đèn xanh” cho Paxlovid, Mỹ chưa có lựa chọn khả quan để điều trị COVID-19 tại nhà và thuốc của Pfizer đã cho thấy tác dụng giảm nguy cơ nhập viện và tử vong trong đợt bùng phát dịch thứ hai vào mùa Đông.

Hiệu quả điều trị của Paxlovid cũng cao hơn nhiều so với thuốc điều trị của hãng dược phẩm Merck. Kể từ sau quyết định của FDA Mỹ, hơn 3,9 triệu liều thuốc Paxlovid đã được kê đơn ở nước này.

Nghiên cứu trên được công bố trên tạp chí New England Journal of Medicine.

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.