Thường trực Chính phủ làm việc với Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước

Sáng 17/7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc làm việc của Thường trực Chính phủ với Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp để lắng nghe, giải quyết các vấn đề đối với cơ quan mới chính thức đi vào hoạt động cách đây 10 tháng.
Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Đây là cuộc làm việc đầu tiên của Thường trực Chính phủ với Ủy ban. Cùng dự cuộc làm việc có lãnh đạo các bộ, ngành và 19 tập đoàn, tổng công ty.

Phát biểu khai mạc cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhìn nhận, bộ máy của Ủy ban cơ bản được hình thành và bước đầu ổn định, “cán bộ nhiều nơi, nhiều nguồn tập trung về, có tinh thần nhiệt huyết, trách nhiệm”. Ủy ban đã tiếp nhận 19 tập đoàn, tổng công ty lớn từ các bộ, ngành, đồng thời xử lý khó khăn, vướng mắc trong quá trình sản xuất kinh doanh của các tập đoàn. Đây là bước cố gắng lớn của cơ quan mới chính thức đi vào hoạt động từ ngày 29/9/2018 theo Nghị định 131/2018/NĐ-CP của Chính phủ..

Do đó, Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần của cuộc làm việc là tập trung thảo luận, tháo gỡ, giải quyết vướng mắc cho Ủy ban, phối hợp chặt chẽ, tạo thuận lợi nhất cho Ủy ban hoạt động hiệu quả, kịp thời, đúng hướng.

Thủ tướng yêu cầu Ủy ban cần có tinh thần cầu thị cao, tiếp thu ý kiến các bộ, ngành để tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động, phát huy vai trò, vị thế trong quá trình cơ cấu lại, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước.

Thủ tướng cho rằng, 19 tập đoàn, tổng công ty được bàn giao về Ủy ban đóng vai trò rất lớn đối với quá trình phát triển đất nước, giữ ổn định kinh tế vĩ mô, giải quyết việc làm, thu ngân sách, do đó, Thủ tướng đề nghị một số tập đoàn, tổng công ty phát biểu về các vướng mắc từ cơ sở.

Theo Chủ tịch Ủy ban Nguyễn Hoàng Anh, đến nay, Ủy ban đã ban hành 31 quy chế, quy định quản lý nội bộ và 15 quy trình, hướng dẫn công tác nội bộ. Đã xây dựng một số hệ thống công nghệ thông tin và thử nghiệm kết nối tới các tập đoàn, tổng công ty làm nền tảng cho việc từng bước hiện đại hóa hoạt động quản lý của Ủy ban gồm Bộ chỉ số và phần mềm giám sát, đánh giá tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Ngay sau khi tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước đối với 19 tập đoàn, tổng công ty, Ủy ban đã giải quyết 2 nhóm công việc thuộc quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu Nhà nước: Những công việc các bộ đang xử lý dở dang chuyển giao về Ủy ban tiếp tục xử lý và những công việc thuộc quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu.

Theo Chính phủ
Bình luận
Các đại biểu tham quan khu trưng bày “Sản phẩm Khoa học, Công nghệ, Đổi mới Sáng tạo” trong khuôn khổ lễ hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 2025 do Bộ KH&CN và UBND TP. Hà Nội tổ chức.
Sở hữu trí tuệ: Công cụ phát triển kinh tế trong thời đại số
(Ngày Nay) - Từ một bản nhạc vang lên trên nền tảng số đến sản phẩm địa phương vươn tầm quốc tế nhờ chỉ dẫn địa lý, tất cả đều phản ánh một thực tế: Khi ý tưởng được bảo hộ, sáng tạo mới có cơ hội sinh lời và lan toả giá trị bền vững.
Ảnh minh hoạ.
TP Hồ Chí Minh: Hướng dẫn chi tiết lịch thi vào lớp 10
(Ngày Nay) - Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh vừa công bố lịch thi lớp 10 năm học 2025-2026. Thí sinh dự tuyển lớp 10 năm học 2025 - 2026 sẽ thực hiện 3 bài thi, gồm: Ngữ văn, toán và ngoại ngữ (ngoại ngữ 1 đang học tại trường).
Ảnh minh họa
Đặc phái viên của Liên Hợp Quốc khuyến nghị nhiều giải pháp nâng cao an toàn giao thông tại Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 25/4, trong chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam, ông Jean Todt, Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc về an toàn giao thông đường bộ đã làm việc với Ủy ban An toàn giao thông quốc gia và các cơ quan liên quan, trao đổi giải pháp phối hợp nhằm nâng cao an toàn giao thông tại Việt Nam. Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông quốc gia Lê Kim Thành chủ trì buổi làm việc.