Cống hiến cho xã hội và cộng đồng
Xuất thân trong một gia đình trí thức Hà thành, Tiến sĩ Nguyễn Thị Phương Thảo, vốn từng có mong ước nho nhỏ là tốt nghiệp đại học và trở thành giáo viên giống như mẹ. Nhưng thời gian du học đã giúp chị mở mang tầm nhìn, khai phá những bước đường đầu tiên trên hành trình trở thành một doanh nhân lớn, với khát vọng góp phần xây dựng một Việt Nam hùng cường.
Gần 20 năm học tập và làm việc ở nước ngoài, người phụ nữ gốc Hà Nội học qua 3 trường đại học về kinh tế, tài chính ngân hàng, một bằng tiến sĩ kinh tế - tự động hoá, cùng kinh nghiệm kinh doanh khi tự mình kiếm được 1 triệu USD đầu tiên ở tuổi 21…
Có được một nền tảng giáo dục tốt, cùng với sự thông minh, nghiêm túc, quyết đoán, chăm chỉ, nữ doanh nhân Phương Thảo đã trở thành nữ tỉ phú đô la tự thân đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam và Đông Nam Á khi đầu tư thành công vào nhiều lĩnh vực như hàng không, ngân hàng, năng lượng – những lĩnh vực vốn được coi là xương sống cho phát triển kinh tế đất nước, và tạo việc làm cho hơn 40.000 cán bộ công nhân viên với và những công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Tiến sĩ Phương Thảo là hình mẫu phụ nữ Á đông đóng góp bền bỉ cho sự phát triển hạnh phúc của trẻ em và bình đẳng giới. Ảnh: T.L |
Theo nữ doanh nhân, trách nhiệm trước hết của doanh nghiệp là trách nhiệm kinh tế, và kinh doanh hiệu quả để nhân viên có thu nhập tốt, đối tác và khách hàng hài lòng, sau đó là trách nhiệm tạo ra giá trị cho cộng đồng. Đây là một phần của triết lý kinh doanh lương thiện sâu xa trong tâm hồn và trái tim lương thiện của nữ doanh nhân.
Đó là lí do mà nữ doanh nhân Phương Thảo luôn nỗ lực trong kinh doanh với mong mỏi “tiền nhiều là để hiện thực hóa những ước mơ cao đẹp”.
Từng ấy năm hoạt động kinh doanh là bấy nhiêu năm nữ tỉ phú song hành cùng các chương trình, dự án vì cộng đồng, hàng chục năm đồng hành cùng cờ vua, bóng đá futsal, thể thao người khuyết tật, chắp cánh yêu thương hỗ trợ các em nhỏ tại Làng trẻ SOS, mang “Áo ấm cho em” tới những gia đình và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên miền núi, những bếp từ thiện cung cấp hàng triệu suất cơm, thực hiện những chuyến bay miễn phí trong mùa dịch Covid-19…
Rồi có những dự án đặc biệt có ý nghĩa cho người dân Việt Nam như phát triển nền tảng công nghệ đóng góp trực tuyến cho Quỹ Vaccine Việt Nam; kêu gọi đóng góp quỹ.
Lớn lên giữa những giá trị truyền thống, nữ tỉ phú đề cao giáo dục và văn hóa, coi đấy là những nền tảng để làm nên những công dân tốt, yêu làm việc, có đạo đức, cống hiến cho xã hội và cộng đồng.
Tiến sĩ Phương Thảo là hình mẫu phụ nữ Á đông đóng góp bền bỉ cho sự phát triển hạnh phúc của trẻ em và bình đẳng giới. Ảnh: T.L |
Mới đây, tại trụ sở UNESCO (Pháp), Tiến sĩ Phương Thảo tiếp tục triển khai Thỏa thuận khung hợp tác chiến lược giai đoạn 2025 – 2035, góp phần hiện thực hoá Thỏa thuận Hợp tác giữa Việt Nam và UNESCO trong thời gian tới. Theo thỏa thuận, nữ tỉ phú sẽ hỗ trợ các dự án, hoạt động sáng tạo nghệ thuật trong lĩnh vực văn hóa, thúc đẩy dự án Thủ đô sáng tạo Hà Nội và chuỗi các thành phố sáng tạo trên cả nước, dự án trường học hạnh phúc trong lĩnh vực giáo dục; vai trò của thanh niên trong các sáng kiến phát triển kinh tế trên lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, trên nền tảng các giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống.
Thúc đẩy quyền phụ nữ
Trân trọng, yêu quý các giá trị truyền thống, nữ doanh nhân Phương Thảo cũng là người thúc đẩy quyền phụ nữ hơn bất kỳ ai.
Các doanh nghiệp của nữ doanh nhân có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực STEM (khoa học, công nghệ, kĩ thuật, toán học), mang lại môi trường làm việc và những điều kiện tốt nhất cho cán bộ nhân viên, nhất là với phụ nữ, những người bên cạnh công việc còn cần cố gắng gấp nhiều lần để cân bằng cuộc sống cá nhân, trách nhiệm với gia đình, vượt qua định kiến xã hội.
Theo nữ tỉ phú, người phụ nữ đứng đầu doanh nghiệp vừa là người của công việc nhưng cũng phải là người của tập thể nhân viên, người của gia đình và cố gắng làm tròn vai mà số phận và cuộc đời đã trao. Nữ tỉ phú muốn được mọi người gọi mình là “chị”, gần gũi, tự nhiên và đầy bao dung. Các đối tác rất thích làm việc với chị, bởi chị luôn mang ý thức mang lại giá trị và thịnh vượng cho đối tác của mình, với tinh thần "cho đi" của người phụ nữ.
Tiến sĩ Phương Thảo cho rằng sự tham gia của phụ nữ trong các ngành khoa học sẽ thay đổi khi bé gái được tiếp cận, lựa chọn môn học, ngành học theo đúng năng lực của mình. Ảnh: T.L |
Nhờ khoa học và công nghệ, bản thân nữ tỉ phú và nhiều nữ doanh nhân khác có cơ hội hiện thực hóa được ước mơ của mình trong nền kinh tế số, trong mục tiêu phát triển bền vững của từng doanh nghiệp và mỗi cá nhân. Do đó, Tiến sĩ Phương Thảo cho rằng doanh nghiệp có vai trò quan trọng, cùng với ngành giáo dục, đưa STEM vào các cấp học, kích thích các em có năng khiếu trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, toán học sớm định hình tư duy nghề nghiệp. Sự tham gia của phụ nữ trong các ngành khoa học sẽ thay đổi khi bé gái được tiếp cận, lựa chọn môn học, ngành học theo đúng năng lực của mình.
Bản thân nữ doanh nhân cho biết sẽ tiếp tục không ngừng nghỉ để nâng cao tỷ lệ nữ giới theo học ngành khoa học máy tính, có nhiều hơn nữ lãnh đạo khởi nghiệp, rút ngắn khoảng cách nam, nữ trong thu nhập và cơ hội thăng tiến, nỗ lực để có được đại diện, gương mặt nữ giới trong lĩnh vực STEM và luôn hành động vì một tương lai tươi sáng hơn cho phụ nữ, nhất là trong lĩnh vực công nghệ thông tin, chuyển đổi số.
Với nhân viên và cộng đồng, chị là nguồn cảm hứng cho hàng triệu phụ nữ Việt Nam và quốc tế với phong cách thanh tao mà dung dị của người phụ nữ Á đông. Chị đã làm nhiều điều cho kinh tế và phát triển hội nhập. Hơn thế, chị là hình mẫu của người phụ nữ đóng góp bền bỉ cho sự phát triển hạnh phúc của trẻ em và bình đẳng giới.